Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?

Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?

Bài đọc “Kì diệu rừng xanh” chắc hẳn đã quá quen thuộc với tuổi thơ của chúng ta, đặc biệt với những học sinh đang học cấp 1. Trong bài đọc “Kì diệu rừng xanh”, tác giả đã ví rừng khộp như giang sơn vàng sợi. Tuy nhiên, dù có thể đọc nhiều lần nhưng chắc nhiều người vẫn không thể hiểu rõ vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp sự liên tưởng đó của tác giả. 

Xem thêm:

Tìm hiểu nội dung của bài đọc “Kì diệu rừng xanh”

Để tìm hiểu vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi, chúng ta cần lật xem lại bài đọc “Kì diệu rừng xanh”. Trong góc nhìn của tác giả, vẻ đẹp của rừng xanh mang sự bí ẩn, hùng vĩ và hiện dần trên từng bước chân ông đi. Những cây nắm hiện lên như những lâu đài đầy màu sắc. Rừng dường như không yên tĩnh mà được khuấy động bởi những chú vượn, chồn và sóc. Cánh rừng từ màu xanh u ám chuyển sang vàng tươi bởi những cây khộp. Điều này khiến tác giả phải thốt lên rừng xanh thật kỳ bí.

Bài đọc chính là sự cảm thán của tác giả trước vẻ đẹp kỳ thú của rừng xanh. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu thương và ngưỡng mộ đối với nơi này. 

Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi 2
Bài học về kì diệu rừng xanh

Những cây nấm rừng đã được tác giả miêu tả như thế nào trong bài đọc?

Có thể thấy tác giả có một liên tưởng về cây nấm rừng khá thú vị. Ông ví những vạt nấm nhưng một thành phố nấm với mỗi cây nấm là một chiếc lâu đài màu sắc sặc sỡ. Tác giả như một người khổng lồ lạc vào kinh đô nấm của những người tí hon. Thậm chí tác giả còn liên tưởng một thế giới tí hon có đầy đủ các công trình như: đền đài, miếu hay cung điện.

Nhờ những liên tưởng thú vị đó của tác giả mà cành vật trong rừng từ u ám, thần bí trở nên màu sắc và lãng mạn hơn, không khác gì các câu chuyện cổ tích. 

Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi 3
Những cây nấm được tác giả miêu tả như lâu đài sắc màu

Lý do vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi

Tìm hiểu về rừng khộp

Để biết vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi, chúng ta cần biết rừng khộp là rừng như thế nào. Rừng khộp chính rừng cây lá rộng và rụng theo mùa. Rừng khộp thường tập trung xuất hiện ở những nước Đông Nam Á có khí hậu một mùa mưa và một mùa khô. 

Mùa phát triển mạnh nhất của rừng khộp là mùa mưa và rừng sẽ rụng lá vào màu khô. Đặc biệt loại cây khộp sẽ rụng rất nhiều lá và trải dài dưới mặt đất, chen lẫn vào đó là các loại cỏ và cây con. Vì thế, khi vào mùa khô rừng khộp rất dễ cháy. 

Riêng tại Việt Nam, rừng khộp sẽ tập trung ở những vùng có 2 mùa nắng – mưa rõ rệt. Vì thế, bạn sẽ dễ tìm thấy rừng khộp ở Tây Nguyên, Nam Bộ hoặc Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong đó, nơi có diện tích rừng khộp lớn nhất ở nước ta là huyện Ea Súp (Đăk Lăk) với tổng diện tích rừng lên đến 357.114ha. Rừng khộp sõe có cấu tạo gồm 2 tầng tán. Tầng đầu được gọi là tầng ưu thế sinh thái chứa các cây thân gỗ và tầng dưới tán là các cây bụi và cây cỏ. Nhiệt độ trong rừng sẽ ngược với nhiệt độ ngoài đất trống. Nếu nhiệt độ ngoài đất tăng cao và khô thì nhiệt độ trong rừng khộp sẽ hạ xuống thấp hơn 0,1 độ C. Trường hợp vào mùa mưa, nhiệt độ trong rừng sẽ tăng lên 0,7 – 1,7 độ C. 

Nguyên nhân tác giả ví rừng khộp là giang sơn vàng rợi

Trong bài đọc, tác giả đã ví rứng ngộp là giang sơn vàng sợi bởi vì cánh rừng lúc này được trang trí bởi sự kết hợp đầy màu sắc vàng: màu vàng của lá cây khi trời vào thu, màu vàng của nắng và màu của những con mang có lông vàng. Đồng thời những chiếc lá vàng rơi xuống trải thành thảm vàng dưới đất. 

Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi
Tại sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?

Thế giới muôn thú hiện lên như thế nào trong bài đọc?

Không chỉ có rừng khộp, cây nấm rừng, mà những thú rừng cũng hiệu lên vô cùng màu sắc và thú vị dưới góc nhìn của tác giả. 

  • Những chú vượn ôm con chuyền từ cành cây này sang cành cây khác, nhanh như tia chớp.
  • Hòa cùng nhịp điệu vui nhộn đó là những chú sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút nhanh không kịp nhìn theo.
  • Không chỉ thế, còn có những con mang có màu lông vàng tựa như lá khộp mùa thu đang ăn cỏ non. Những chiếc chân giẫm lên thảm lá vàng còn với nắng rực vàng trên lưng.

Chính nhờ sự thoắt ẩn, thoắt hiện của những con thú này đã làm cho rừng thêm vẻ bí ẩn, sôi động, bất ngờ và thú vị. 

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi. Từ đó, ta có thể thấy thiên nhiên nước ta vùng cùng thú vị và đẹp hùng vĩ. Bài đọc không chỉ thể hiện tình yêu mến của tác giả đối với rừng xanh mà còn là lời kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ thiên nhiên của nước ta. Theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những thông tin thú vị nhé.

Advertisement
Share