Nhắc đến cây lúa gạo chắc hẳn chúng ta đều biết đây là cây lương thực thiết yếu của Việt Nam ta. Nếu ngày xưa chúng ta có thể tìm thấy ruộng lúa gạo ở bất kỳ nơi đâu thì với xã hội công nghiệp hóa ngày nay, chúng ta chỉ tìm thấy nhiều ở vùng đồng bằng bắc bộ. Vậy lý do vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng bắc bộ?
Vì sao hồi giáo lại không chiếm được ưu thế ở đất nước Ấn Độ?
Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở Châu Âu thời Trung Đại?
Xem thêm lịch sử nhé
Tìm hiểu về cây lúa gạo
Trước khi tìm hiểu lý do vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng bắc bộ, hãy cùng tìm hiểu rõ về loài cây này nhé. Cây lúa gạo thuộc nhóm cỏ đã được thuần dưỡng và được xem là một trong 5 loại cây lương thực chính trên thế giới. Tùy loại cây sẽ có chiều cao khác nhau, chiều cao trung bình sẽ trong khoảng 1-1,8m. Lá của cây lúa nước khá mỏng và dài, độ dày của lá chỉ trong khoảng 2-2,5cm và dài trong khoảng 50–100 cm. Cây lúa gạo có rễ chùm và rễ dài từ 2 đến 3m.
Màu của cây lúa gạo sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi chín, lá của cây sẽ ngả sang màu vàng và có các hoa nhỏ màu trắng sữa. Cây lúa gạo là dòng cây tự thụ phấn và mọc thành từng cụm hoa. Hạt của cây lúa gạo có dạng hạt thóc có chiều dài từ 5–12 mm và độ dày trong khoảng 1–2 mm.
Điều kiện đất để trồng cây lúa gạo
Để biết được vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng bắc bộ, chúng ta hãy cùng xem để trồng được cây lúa gạo thì đất cần đạt các điều kiện gì? Cây lúa gạo là cây lương thực được trồng phổ biến nhất hiện nay. Và tất nhiên để trồng cây tốt cần phải điều kiện đất trồng tốt. Có hai hình thức làm ruộng lúa gạo là làm dầm và làm ải. Người nông dân sẽ tùy theo loại đất mà chọn hình thức làm phù hợp.
Nếu làm dầm thì cần phải đảm bảo giữ được nước cho ruộng và cần phải phơi kỹ thì cần phải phơi kỹ. Việc làm hải sẽ giúp đất đào thải độc tố, đồng thời giải phóng chất dinh dưỡng và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho cây và đất.
Để thuận lợi cho việc cấy lúa và điều tiết nước, mặt ruộng cần phải được làm phẳng. Tuy nhiên, trước khi cấy bạn cần làm sạch gốc rạ và cỏ dại để lúa phát triển tốt hơn.
Nhiệt độ cần thiết để trồng cây lúa gạo?
Ngoài điều kiện đất trồng thì điều kiện nhiệt độ cũng rất quan trọng trong quá trình nuôi trồng cây lúa gạo. Nhiệt độ để cây lúa phát triển và sinh trưởng tốt là khoảng 20-30 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này nếu kết hợp với điều kiện đất trồng tốt thì cây lúa gạo sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cao hơn 40 độ và thấp hơn 17 độ thì cây lúa gạo sẽ sinh trưởng chậm. Nếu nhiệt độ xuống dưới 13 độ thì cây lúa sẽ ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài suốt 1 tuần thì cây lúa sẽ chết. Tuy nhiên, không phải cây lúa nào cũng có giới hạn nhiệt độ giống nhau và giới hạn nhiệt độ cũng sẽ thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây.
Điều kiện về nguồn nước cho việc trồng cây lúa gạo
Nguồn nước là yếu tố quan trọng trong việc trồng trọt, nhất là khi trồng cây lúa gạo (còn được gọi là lúa nước). Nhu cầu về lượng nước của cây sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây. Đặc biệt trong giai đoạn đẻ nhánh, người nông dân cần phải duy trì mức nước ở 2-3cm.
Khi cây đã ra đủ số nhánh cần thiết, để hãm đẻ nhánh ở cây, người nông dân cần tháo cạn nước trong ruộng bằng cách phơi ruộng trong 7-10 ngày. Trường hợp ruộng không tháo nước được thì cho nước ngập ruộng từ 10-12cm rồi phơi trong 7-10 ngày. Sau khi tháo nước thì cần duy trì nước trong ruộng từ 3-5cm đến khi lúa đỏ đuôi.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho câu lúa gạo
Cũng như các loài cây trồng khác, cây lúa gạo cũng có những loại sâu bệnh có thể nguy hại đến chất lượng của cây. Những căn bệnh mà thường gặp ở cây lúa gạo là: sâu đục thân, lem lép hạt,.. Để đảm bảo chất lượng cây trồng, người nông dân cần phải kiểm tra ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh.
Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng bắc bộ?
Qua chia sẻ về điều kiện đất, nhiệt độ và nguồn nước bên trên, chắc hẳn bạn cũng biết được lý do vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng bắc bộ. Đồng Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều ruộng lúa gạo nhất nước ta vì đáp ứng đủ các điều kiện:
- Đất phù sa màu mỡ thích hợp để trồng cây lúa gạo.
- Nguồn nước dành cho nuôi trồng dồi dào.
- Người dân của đồng bằng Bắc Bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa gạo.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được lý do vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng bắc bộ. Quả thật hình ảnh cây lúa gạo đã gắn liền với nền nông nghiệp của nước ta suốt hàng trăm năm qua và đã trở thành cây lương thực thiết yếu. Theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những kiến thức thú vị nhé.