Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở Châu Âu thời Trung Đại?

Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở Châu Âu thời Trung Đại?

Thành thị được biết đến là nơi sôi động, tập trung buôn bán đông đúc nhất. Thành thị xuất hiện lần đầu tại Châu Âu thời trung đại. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng biết lý do vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu âu thời trung đại. Chúng tôi sẽ bật mí câu trả lời cho bạn ngay sau đây. 

Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?

Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

Kiến thức thú vị

Quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu

Để hiểu được lý do vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu âu thời trung đại, chúng ta cần nhìn lại lịch sử hình thành nên xã hội phong kiến ở Châu âu. 

Vào cuối thế kỷ thứ 5, các tộc người Giéc-man xâm chiếm đế quốc Rôma và tiêu diệt hết đế quốc. Sau đó, tộc người Giéc-man thành lập các vương quốc mới: Vương quốc Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt và Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông,…

Những ruộng đất của chủ nô người Rôma cũ bị chiếm và chia lại cho người Giéc-man. Những người có công trong cuộc chiến xâm lược đều được phong tước vị. 

Xã hội thời bấy giờ được chia thành 2 giai cấp rõ rệt:

  • Lãnh chúa phong kiến: bao gồm các tướng lĩnh quân sự và quý tộc – những người đã được chia nhiều đất đai – chức vị và trở nên quyền lực, giàu có. 
  • Nông nô: bao gồm tầng lớp nô lệ và nông dân – những người không được sở hữu ruộng đất và phải phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến. 

Từ đây, xã hội phong kiến Châu Âu đã được hình thành. 

Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu âu thời trung đại

Thế nào là lãnh địa phong kiến

Lãnh đại phong kiến được hiểu đơn giản là những vùng đất thuộc sở hữu của tầng lớp lãnh chúa phong kiến. Sau khi chiếm đoạt thành công các khu đất rộng lớn, họ biến các khu đất đó thành của riêng mình và các vùng đất đó đều được gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến sẽ có 1 lãnh địa phong kiến riêng. 

Cuộc sống trong lãnh địa phong kiến diễn ra như thế nào?

Trong các lãnh địa phong kiến sẽ có dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… Để bảo vệ lãnh địa của mình, các lãnh chúa sẽ cho xây dựng pháo đài kiên cố, hào sâu và tường cao xung quanh.

Vùng đất xung quanh lâu đài sẽ được dùng để canh tác, trồng trọt, đào ao, hồ và đầm lầy. Việc lao động canh tác ruộng đất không cần lãnh chúa phong kiến trực tiếp làm mà sẽ giao cho nông nô và thu tô, thuế. 

Các lãnh chúa không cần phải lao động chân tay. Mỗi ngày, họ chỉ cần tập bắn cung, luyện kiếm và cưỡi ngựa. Những bữa tiệc ăn chơi trong những lâu đài tráng lệ dưới ánh đèn pha lê lấp lánh được tổ chức thường xuyên. Trong khi nông nô luôn phải làm việc vất vả và bị đối xử tàn nhẫn.

Tô thuế mà tầng lớp nông nô phải nộp cho lãnh chúa rất cao, có khi phải nộp đến ½ sản phẩm làm ra. 

Ngoài ra, họ còn phải chịu các loại thuế khác như: thuế cước, thuế thừa kế tài sản, thuế thân và nhiều loại thuế khác.

Không những vậy, họ còn bị các lãnh chúa đối xử tàn nhẫn. Vì thế, không ít các cuộc khởi nghĩa của nông nô diễn ra để lật đổ lãnh chúa phong kiến. 

Đặc điểm kinh tế lúc bấy giờ là tự cung tự cấp và không trao đổi với bên ngoài.

Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu âu thời trung đại 2

Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở Châu Âu thời Trung Đại?

Vào thế kỷ 11, nền kinh tế trao đổi hàng hóa dần được hình thành và phát triển ở Tây Âu:

  • Các sản phẩm được trao đổi và buôn bán rộng rãi trên thị trường, không giới hạn trong một lãnh địa nào đó.
  • Quá trình thủ công nghiệp được chuyên môn hóa một cách mạnh mẽ. 

Để thuận lợi hơn trong việc buôn bán, một số thợ thủ công đã rời khỏi lãnh địa của họ để đến các ngã ba đường và bến sông. Tại đây, họ thành lập nên các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Cũng từ đây, các thành thị được ra đời và chia thành 2 loại là: thành thị được lập bởi lãnh chúa và thành thị cổ được phục hồi.

Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu âu thời trung đại 3

Vai trò của các thành thị ở Châu Âu thời trung đại

Sự ra đời của các thành thị đã đánh dấu sự xóa bỏ nền kinh tế lãnh địa, thay vào đó là nền kinh tế hàng hóa.

Xét về chính trị, các thành thị đã góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, tạo nền tảng để phát triển chế độ phong kiến tập quyền.

Sự hình thành của các thành thị cũng giúp phá vỡ chế độ nông nô.

Không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà thành thị còn là trung tâm văn hóa. Tại đây, mọi người có thể chia sẻ kiến thức, học hỏi lẫn nhau. Đây cũng chính là tiền đề để hình thành nên các trường Đại học tại Châu Âu. 

Cũng vì thế mà Mác đã từng ví các thành thị thời bấy giờ chính là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ lý do vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu âu thời trung đại. Sự hình thành và phát triển của các triều đại trong lịch sử luôn là những câu chuyện thú vị. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những sự kiện lịch sử trọng đại nhé. 

Advertisement
Share