Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Cách phát hiện và cách xử lý cho trẻ?

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Cách phát hiện và cách xử lý cho trẻ?

Các bậc phụ huynh có con nhỏ, chắc hẳn mỗi khi chăm bé ngủ sẽ gặp tình trạng bé ngủ hay rặn è è. Vậy biểu hiện này của bé có nguy hiểm gì không và lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Câu trả lời bạn đang tìm kiếm có ngay trong bài viết này.

Xem thêm:

Lý giải tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è thường xuất hiện ở các bé dưới 2 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do bé chưa quen với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ. Hơn nữa, các tế bào thần kinh của bé lúc này chưa biệt hóa vỏ não nên khi bị kích thích sẽ có phản ứng ngọ nguậy. Tình trạng bé ngủ hay rặn è è cũng không có gì quá quan trọng. Nếu  ba mẹ muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân có thể đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. 

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è

Cách phát hiện bệnh khi trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è

Đa số tình trạng bé ngủ hay rặn è è là do phản ứng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý. Cha mẹ có thể quan sát các dấu hiệu sau để phân biệt:

Biểu hiện của bệnh lý

  • Ngoài ngủ hay rặn è è, bé còn có các dấu hiệu khác thường trong ăn uống, sinh hoạt.
  • Nồng độ canxi của bé thấp, ngủ hay bị giật mình và có tình trạng như: nôn trớ, đổ mồ hôi trộm hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng. Biểu hiện việc thiếu canxi của bé là hay co giật khi ngủ đêm, thậm chí tím tái.
  • Ngoài ra, nếu bé có các biểu hiện như: hay ra mồ hôi, rụng tóc, bờ thóp mềm hoặc thường nôn ói,…
  • Da của bé nóng, ngứa và dễ tổn thương.
  • Bé ngủ sai tư thế và nệm cho bé nằm quá cứng.

Biểu hiện của sinh lý

Nếu bé ngủ hay rặn è è thì tình trạng này chỉ diễn ra trong 2-3 tháng đầu. Tuy nhiên, tình trạng ăn ngủ của bé vẫn diễn ra bình thường, cân nặng của bé vẫn tăng đều. Nếu bé đúng những tình trạng như vậy thì biểu hiện  ngủ hay rặn è è của bé chỉ là biểu hiện bình thường của sinh lý. 

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è 2

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Đối với bệnh lý

Nếu dấu hiệu của bé là biểu hiện của bệnh lý thì các bậc phụ huynh cần đưa bé đến ngay các bệnh viện/ cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa giải pháp điều trị. Không nên dùng các biện pháp điều trị tại nhà hay bài toán dân gian, vì không rõ bé mắc bệnh lý gì nên điều trị tại nhà rất nguy hiểm. 

Đối với sinh lý

Nếu chỉ là biểu hiện của sinh lý bình thường, ba mẹ có thể cải thiện giấc ngủ của bé bằng các cách sau:

  • Cho bé mặc các loại quần áo rộng và thường xuyên thay bỉm, vệ sinh cho bé.
  • Tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái và mát mẻ, không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là 26-28 độ. Không gian ngủ của bé cũng cần yên tĩnh, không quá ồn ào. Tiếng ồn có thể làm bé giật mình.
  • Sử dụng các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé.
  • Cho bé tắm nắng tầm 10-15 phút trong khoảng thời gian là 6-9 giờ sáng sẽ giúp bé tổng hợp các chất như: vitamin D, canxi, photpho,…
  • Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho bé từ các bữa ăn.
  • Quan sát đến cảm xúc của bé: đau, khó chịu, ngứa, đói bụng,… Dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ chứa tầm khoảng 30ml, tương đương với khoảng 2-3 giờ bú sữa. Tùy theo cân nặng mà thời gian có thể thay đổi. Không nên cho bé bú quá nhiều dẫn đến đầy bụng. 
  • Kiểm tra và vệ sinh kỹ các vùng nhạy cảm của bé. Nếu xuất hiện các tình trạng như: viêm loét, mắt đỏ, hăm bẹn,… cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra ngay.
  • Cha mẹ không nên điều trị tại nhà cho bé bằng các phương pháp dân gian. Vì như thế sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Một số phương pháp dân gian mà các mẹ thường “truyền tay” nhau là chườm nóng, đắp đá, xông hơi,… nhưng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng các biện pháp này. 
  • Trong quá trình ngủ, mẹ có thể vỗ về, xoa dịu, massage hoặc trò chuyện cho bé dễ ngủ. 
  • Vệ sinh chăn ga gối bé ngủ thường xuyên, tránh gây cho bé khó chịu, ngứa ngáy,… hoặc nếu tích tụ nhiều vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến làn da của bé. 

Tuy nhiên, nếu là biểu hiện sinh lý kéo dài thì cha mẹ cần cẩn thận điều này. Đồng thời cũng đưa bé đến khám bác sĩ để phát hiện kịp thời các bệnh lý nghiêm trọng. 

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è 3

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp cho các bậc phụ huynh lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Các cha mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây không phải biểu hiện xấu gì. Và có thể áp dụng cách thức trên để giúp cải thiện giấc ngủ của bé hoặc đến bác sĩ để xin được tư vấn khi cần thiết nhé. 

Advertisement
Share