Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Huyết áp là một yếu tố quan trọng để phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta. Huyết áp sẽ có lúc tăng, lúc giảm. Vậy lý do đằng sau sự tăng – giảm của huyết áp là gì và nguyên nhân tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Chúng ta sẽ cùng bàn luận để tìm câu trả lời ngay sau đây nhé. 

Xem thêm:

Hiểu đúng huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch, chúng ta cần hiểu rõ huyết áp là gì. Huyết áp được hiểu đơn giản là áp lực mà máu tác động lên thành mạch. Áp lực này có nhiệm vụ đưa máu đến với các cơ quan trong cơ thể để giúp nuôi dưỡng và duy trì hoạt động các cơ quan đó. Huyết áp được tạo ra nhờ vào lực bóp của tim và sức cản của động mạch. 

Có thể thấy, huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng, không có huyết áp máu sẽ không được truyền đến các cơ quan khác, những tế bào đó sẽ không đủ oxy và năng lượng để hoạt động. Vì thế, huyết áp là một trong những dấu hiệu để nhận biết sự sống ở cơ thể chúng ta. 

Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch
Huyết áp được hiểu là thước đo quan trọng của tim mạch

Các trạng thái của huyết áp?

Để hiểu rõ tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch, hãy xem các tình trạng huyết áp phổ biến. Huyết áp thường không ổn định mà sẽ tăng giảm theo thời gian và tình trạng sức khỏe. Huyết áp thường sẽ hạ thấp nhất khi chúng ta đang ngủ say trong thời gian 1-3 giờ sáng. Ngược lại,  từ 8-10 giờ sáng là khoảng thời gian huyết áp lên cao nhất. Nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. 

Thế nào là tình trạng huyết áp bình thường?

Trang thái huyết áp bình thường là khi huyết áp ở tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp ở tâm trương dưới 80mmHg. Đây là tiêu chuẩn huyết áp ở người lớn. 

Tình trạng huyết áp cao

Khi chúng ta vận động mạnh hay tập thể dục, thể thao thì huyết áp sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì đây là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 

Tình trạng huyết áp thấp

Như đã đề cập, khi cơ thể của chúng ta trong trạng thái nghỉ ngơi hay ngủ say thì huyết áp sẽ hạ xuống thấp. Ngoài ra, các trường hợp như: môi trường quá lạnh làm co mạch, sử dụng các thuốc co bóp cơ tim, ăn thức ăn quá mặn,… . Nếu môi trường quá nóng, bị tiêu chảy hoặc dùng thước giãn mạch cũng có thể khiến huyết áp bị tụt giảm.

Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch 2
Muốn biết huyết áp cao, thấp hoặc bình thường thì sử dụng dụng cụ đo huyết áp

Giải thích tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Huyết áp được tạo ra từ sự co bóp của tim, từ đó tạo ra tác động lên thành mạch tạo ra áp lực để đẩy máu đi xa. Máu chảy trong hệ mạch sẽ chảy qua động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Và áp lực từ tim gây ra sẽ giảm dần khi xa thành mạch nên huyết áp cũng giảm và cũng làm giảm ma sát giữa máu và thành mạch, cũng như ma sát giữa các phân tử máu giảm.

Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch 3
Lý do vì sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Huyết áp cao gây ra hậu quả như thế nào?

Sau khi biết được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch, bạn có thắc mắc về hậu quả mà huyết áp cao mang lại không. Huyết áp cao là một “dấu hiệu đáng báo động” của sức khỏe. Huyết áp cao sẽ gây tổn thương đến mạch tim, dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy thận,… và một số tác hại ở các bộ phận khác.

Gây ảnh hưởng xấu đến tim

Khi huyết áp tăng, động mạch sẽ bị căng giãn mạnh và bị tổn thương. Sau một thời gian dài, động mạch sẽ xuất hiện các  mô sẹo hình giọt nước.

Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Trường hợp này, tâm thất trái của tim sẽ dày lên làm cho máu khó lưu thông. Từ đó, các cục máu đông dần hình thành. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim. 

Hệ thần kinh của bệnh nhân bị ảnh hưởng lớn

Hệ thần kinh cũng là bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi huyết áp tăng cao. Khi động mạch bị hẹp, não bộ thiếu máu đến nuôi dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, điều này còn khiến cho bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và giảm nhận thức, mất khả năng tư duy, ngôn ngữ,…

Hơn nữa, khi hệ thần kinh thị giác bị tổn thương cũng sẽ gây bệnh võng mạc, làm suy giảm thị lực, hoặc trường hợp xấu sẽ mất thị lực vĩnh viễn.

Thận bị tổn thương

Huyết áp cao cũng sẽ làm suy giảm chức năng thận vì thận không được cung cấp đủ oxy. Từ đó, khả năng thải độc của thận cũng kém đi.

Trong các trường hợp nặng, thận có thể bị mất đi chức năng bài tiết của nó. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được thay thận hoặc chạy thận. Và nếu động mạch thận bị giãn to và vỡ sẽ gây xuất huyết thận. 

Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch 4
Những biến chứng khi bị huyết áp cao

Kết luận

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch. Huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Để duy trì huyết áp bình thường, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và thói quen tập thể dục, thể thao. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của huyết áp, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé. 

Advertisement
Share