Sơ đồ các huyệt đạo trên mặt và cách bấm huyệt chữa bệnh

Sơ đồ các huyệt đạo trên mặt và cách bấm huyệt chữa bệnh

Trên mặt là nơi chứa nhiều huyệt đạo quan trọng, nếu như xác định chính xác vị trí và biết cách bấm huyệt sẽ điều trị được rất nhiều bệnh. Như chúng ta đã biết các ông bà từ xa xưa luôn điều trị bằng phương pháp bấm huyệt và sử dụng bài thuốc dân gian, không chỉ điều trị bệnh dứt điểm mà không gây hại đến sức khỏe như thuốc tây. Cùng Top Nổi Bật tìm hiểu tất cả các huyệt trên mặt và cách bấm huyệt chính xác nhất nhé.

>>Xem thêm

Tác dụng khi bấm huyệt trên mặt

Massage bấm huyệt là liệu pháp được áp dụng thành công từ đời xa xưa, đến giờ những liệu pháp massage vẫn được công nhận. Khi đôi bàn tay tác động trực tiếp lên da và huyệt đạo sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất. Do vậy, xoa bóp bấm huyệt vừa thực hiện đơn giản lại có nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời

Trên mặt là nơi ẩn chứa rất nhiều huyệt đạo chữa bệnh quan trọng như: huyệt ấn đường, huyệt toản trúc, huyệt dương bạch, huyệt thái dương, huyệt thính cung, huyệt ế phong… Mỗi huyệt đạo lại có vị trí và công dụng khác nhau. Khi thực hiện chính xác bài bấm huyệt sẽ giúp thay đổi nội tiết, thần kinh, thể dịch bên trong cơ thể, đả thông mạch máu, tăng cường chức năng đến nội tạng phủ.

Bên cạnh đó, những huyệt đạo trên mặt còn có nhiều công dụng tốt như đánh bay mệt mỏi giúp tinh thần thư giãn, đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tác động chính xác vào huyệt đạo trên mặt còn có công dụng điều trị nhiều bệnh lý như các bệnh về mắt, bệnh về tai, đau đầu, đau răng, rối loạn tiền đình, liệt dây thần kinh số VII,….. Do vậy, rất nhiều chị em áp dụng liệu pháp bấm huyệt an toàn, không tác dụng phụ để có làn da đẹp và sức khỏe dồi dào.

Quy trình bấm các huyệt đạo vùng mặt chính xác

Để bấm huyệt đạo chính xác cần làm theo đúng những thao tác kỹ thuật như sau

  • Chọn tư thế thích hợp như ngồi trên ghế tựa hoặc nằm thẳng trên giường sao cho toàn bộ cơ thể được thoải mái nhất, tinh thần thư giãn và tập trung tối đa khi bắt đầu thao tác bấm huyệt
  • Xác định chính xác huyệt đạo cần bấm
  • Người thực hiện bấm huyệt thao tác đúng kỹ thuật theo từng huyệt đạo khác nhau
  • Sau khi bấm huyệt xong người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn
cac huyet dao tren mat

Hệ thống các huyệt đạo trên mặt

Trên mặt có rất nhiều huyệt đạo với nhiều vị trí khác nhau, những huyệt sau đây là huyệt quan trọng tại mặt, được mọi người áp dụng nhiều để bấm huyệt chữa bệnh.

Huyệt ấn đường

  • Vị trí: Nằm tại chính giữa trên đường nối hai đầu lông mày, nơi giao với đường trên sống mũi.
  • Tác dụng: chữa bệnh đau đầu, giúp an thần, giải tỏa mệt mỏi, điều trị chứng mất ngủ, cải thiện trí nhớ, cân bằng cảm xúc và hỗ trợ triệu chứng liên quan đến xoang.
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái ấn huyệt và từ từ vuốt sang hai bên thái dương, thực hiện liên tục trong vòng 1 – 3 phút

Huyệt toản trúc

  • Vị trí: Nằm thẳng với góc mắt lòng trong, tại chỗ lõm đầu trong lông mày
  • Tác dụng: Điều trị bệnh đau đầu, đau nửa đầu, những bệnh liên quan đến mắt, liệt mặt.
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ tiến hành day ấn huyệt cùng 1 lúc 2 bên trái và phải của huyệt với một lực vừa phải, thực hiện ấn huyệt trong vòng 2 phút, rồi nghỉ ngơi thư giãn và tiếp tục bấm.

Huyệt dương bạch

  • Vị trí: nằm trên đường thẳng đi qua chính giữa điểm mắt, và phía trên cách lông mày 1 thốn
  • Tác dụng: Điều trị liệt mặt, đau đầu, đau trán, bệnh về mắt
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn chính xác vào huyệt với một lực vừa phải, thực hiện liên tục 2 – 3 phút mỗi lần, sau đó nghỉ vài phút rồi tiếp tục.

Huyệt nhân trung

  • Vị trí: Huyệt nằm giữa rãnh nước dưới mũi
  • Tác dụng: Giúp trị méo miệng, co giật môi trên, đau thắt lưng, ngất, động kinh, hộn mê, ngất
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt khoảng 1 phút thì kết hợp bấm cùng những huyệt khác như huyệt ấn đường 1 phút, bấm huyệt đạo thái dương 1 phút.

Huyệt nghinh hương

  • Vị trí: Huyệt nằm sát hai bên cánh mũi, cách cánh mũi nửa thốn.
  • Tác dụng: Điều trị bệnh về mũi, mặt như ngứa mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mặt, sưng phù mặt, liệt mặt…
  • Cách bấm huyệt: Nín thở và từ từ thả cánh mũi ra, ấn huyệt lặp đi lặp lại 5 – 10 lần.

Huyệt địa thương

  • Vị trí: Nằm cách khóe miệng khoảng 0.4 thốn
  • Tác dụng: Điều trị liệt mặt, đau dây thần kinh tam thoa, chảy nước dãi
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt địa thương, mỗi lần bấm khoảng 30 – 50 lần.

Huyệt thái dương

  • Vị trí: Nằm chỗ lõm phía sau lông mày, nơi có đường mạch xanh của thái dương
  • Tác dụng: Giúp điều trị chứng đau đầu, đau nửa đầu, cảm, liệt mặt, bệnh về mắt, đau thần kinh sinh ba
  • Cách bấm huyệt: từ từ nhắm mắt, sau đó dùng ngón tay trỏ vuốt ngoài da mi theo hướng từ trong ra ngoài, rồi vuốt như vậy khoảng 50 lần.

Huyệt thính cung

  • Vị trí: Khi há miệng, huyệt này nằm tại chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm phía dưới
  • Tác dụng: Điều trị ù tai, điếc, viêm tai giữa, viêm ngoài tai
  • Cách bấm huyệt: dùng ngón tay ấn vào huyệt một lực vừa đủ , rồi xoay nhẹ theo chiều kim đồng đồ, thực hiện bấm huyệt liên tục 3 – 5 lần.

Huyệt thừa tương

  • Vị trí: Nằm chỗ đáy lõm, chính giữa và nằm dưới môi dưới
  • Tác dụng: Trị chứng cứng cổ, động kinh, đau răng, méo miệng, chảy dãi
  • Cách bấm huyệt: Người thực hiện bấm huyệt  xác định chính xác huyệt đạo, và dùng ngón cái ấn huyệt từ 30 – 50 lần.

Huyệt ế phong

  • Vị trí: Phía sau tai, tại chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và gai xương chũm
  • Tác dụng: Giúp trị điếc, ù tai, lãng tai, viêm tuyến mang tai, liệt thần kinh mặt
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn huyệt đạo trong khoảng 10 giây khi cảm thấy đau tức thì dừng nghỉ ngơi chút và tiếp tục lặp đi lặp lại động tác này.

Huyệt giáp xa

  • Vị trí: Khi cắn chặt răng lại, huyệt này nằm trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm, các 1 thốn
  • Tác dụng: Trị đau răng, liệt mặt, co rút cơ nhai, viêm khớp hàm dưới, viêm tuyến mang tai
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái bấm huyệt liên tục khoảng 25 lần

Huyệt hạ quan

  • Vị trí: Khi ngậm chặt miệng lại, huyệt nằm chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má
  • Tác dụng: trị đau răng, liệt mặt, đau thần kinh tam thoa, viêm khớp hàm dưới.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay ấn mạnh vào huyệt, liên tục trong khoảng từ 1 – 3 phút.

Huyệt ty trúc không

  • Vị trí: Nằm tại chỗ lõm bên ngoài đuôi lông mày, khi ấn vào có cảm giác hơi ê nhức
  • Tác dụng: Điều trị bệnh đau đầu và những bệnh về mắt
  • Cách bấm huyệt: Dùng 2 ngón tay trỏ và 2 ngón tay giữa xoa từ đầu đến cuối lông mày, rồi vòng tay xuống gò má đến gốc mũi rồi vòng ngược lại phía lông mày. Xoa quanh hốc mắt nhỏ bằng ngón tay trỏ và ngón tay giữa từ đầu lông mày đến cuối lông mày thực hiện khoảng 10 lần rồi đảo ngược lại thực hiện thêm 10 lần

Huyệt ngư yêu

  • Vị trí: huyệt nằm giữa lông mày, là điểm gặp nhau giữa đường ngang chia đôi lông mày và đường dọc qua chính giữa ổ mắt
  • Tác dụng: điều trị cận thị, viêm kết mạc cấp tính, liệt cơ mặt, liệt thần kinh mặt, mắt có màng
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay trỏ xoa nhẹ nhàng xung quanh huyệt với lực manh tăng dần, tần xuất massage khoảng 20 – 30 lần. Sau đó dừng lại 1 phút và thực hiện massage tiếp.

Huyệt thừa khấp

  • Vị trí: Nằm chỗ gặp nhau giữa bờ dưới xương ổ mắt và đường dọc chính giữa mắt
  • Tác dụng: Điều trị viêm kết mạch, cận thị, viễn thị, thần kinh thị giác viêm, thần kinh thị giác teo, viêm giác mạc
  • Cách bấm huyệt: mắt hướng về phía trước, sử dụng ngón tay trỏ ấn vào huyệt sau đó tăng dần lực. Thực hiện động tác ấn huyệt tầm 30 giây đến 1 phút, tầm 30 lần.

Huyệt liêm tuyền

  • Vị trí: Huyệt vị này nằm chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang với cuống hầu 0, cách 2 thốn
  • Tác dụng: Điều trị rụt lưỡi, cứng lưỡi, mềm lưỡi, khó thở, khó nuốt, chảy nước miếng, viêm họng, viêm amydale, câm, khan tiếng
  • Cách bấm huyệt: Xác định chính xác huyệt đạo rồi dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt, day huyệt 30 – 40 lần.

Huyệt quyền liêu

  • Vị trí: Nằm dưới xương gò má, giao với đường chân cánh mũi kéo ngang ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống
  • Tác dụng: Điều trị liệt mặt, co giật mặt, đau răng, đau dây thần kinh sinh ba
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay út ấn mạnh vào huyệt, thực hiện ấn huyệt từ 100 – 150 lần mỗi ngày

Huyệt thiên đột

  • Vị trí: Nằm giữa chỗ lõm trên bờ xương ức
  • Tác dụng: chữa đau họng, mất tiếng, ợ hơi, nấc, ho suyễn
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái day huyệt khoảng 2 phút.

Huyệt đầu duy

  • Vị trí: Nằm góc trán, cách bờ chân tóc 0.5 thốn, nằm trên đường khớp đỉnh trán
  • Tác dụng: Giúp điều trị bệnh đau nửa đầu, đau thần kinh trước trán, mí mắt rung giật.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái để ấn lên huyệt đạo một lực vừa đủ, sau đó day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm giác hơi căng tức thì dừng và nghỉ ngơi vài phút rồi tiếp tục day khoảng 2 – 3 phút

Huyệt bách hội

  • Vị trí: nằm trên đỉnh lõm phần đỉnh đầu, nơi giao nhau giữa đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc của cơ thể
  • Tác dụng: chữa rối loạn tiền đình, huyết áp thấp, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng trí nhớ, đầu óc tỉnh táo, điều trị mất ngủ
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay giữa day ấn vào huyệt theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút
cac huyet dao tren mat 2

Một số chú ý khi day ấn huyệt

  • Khi người bệnh có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, mặt tái thì nên dùng bấm huyệt và nhanh chóng lau mồ hôi, ủ ấm cho người bệnh
  • Thăm khám kỹ trước khi bấm huyệt
  • Bấm huyệt giúp điều trị được nhiều bệnh mà không cần dùng thuốc, nhưng nó không phù hợp với một số đối tượng như người có vết thương hở, viêm nhiễm, sưng tấy
  • Trong quá trình bấm huyệt người bệnh cần tuân thủ theo đúng quy định của thầy thuốc
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin tốt cho sức khỏe
  • Uống đủ nước từ 2 – 2.5l mỗi ngày

Như vậy, các huyệt đạo trên mặt đều quan trọng, mỗi huyệt có công dụng riêng và cách bấm huyệt khác nhau. Do vậy, để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất bạn cần đến tuân thủ theo đúng quy trình bấm huyệt và quy định của thầy thuốc, không nên bỏ dở liệu trình.

Advertisement
Share