Danh sách 108 Huyệt Đạo Trên Cơ Thể Người

Danh sách 108 Huyệt Đạo Trên Cơ Thể Người

Trên cơ thể mỗi chúng ta có tất cả 365 huyệt đạo trên cơ thể, nhưng 108 huyệt đạo trên cơ thể người là huyệt chính. Trong đó gồm những huyệt đạo chữa bệnh và huyệt đạo nguy hiểm. Để am hiểu về tất cả huyệt đạo trên cơ thể người cùng Top Nổi Bật tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề này nhé!

108 huyệt đạo trên cơ thể con người

Huyệt đạo trên cơ thể con người là gì?

Huyệt đạo trên cơ thể người là nơi tập trung mọi thần khí của nội tạng, kinh lạc, cơ khớp… Mỗi huyệt đều có một vị trí cố định được trải đều khắp trên toàn cơ thể. Trong tổng 365 huyệt đạo, có 108 huyệt đạo chính hội tụ trải đều trên khắp cơ thể, mỗi huyệt đều có những công dụng và cũng có những huyệt đạo nguy hiểm nếu không may va đập mạnh vào có thể gây ra tử vong.

Huyệt đạo còn được gọi với nhiều cái tên khác như du huyệt, khí huyệt, cốt huyệt… Nhưng từ ngữ được sử dụng nhiều nhất vẫn là huyệt đạo. Theo y học cổ truyền ghi chép từ nhiều năm thì huyệt đạo chính là nơi để lưu thông thần khí ra và vào cơ thể chúng ta.

Trên cơ thể mỗi chúng ta có 36 huyệt đạo trên cơ thể người là huyệt tử, nếu không may va đập mạnh vào huyệt này có thể dẫn đến tử vong, hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

>>Xem thêm:

Bản đồ huyệt đạo trên cơ thể người

Tác dụng của các huyệt đạo trên cơ thể người

Trên cơ thể mỗi chúng ta có rất nhiều huyệt vị, mỗi huyệt lại có tên gọi, chức năng và công dụng khác nhau. Trong đó có rất nhiều huyệt đạo được y học cổ truyền khai thác sử dụng để phòng và điều trị bệnh rất hiệu quả, phương pháp ấn huyệt, châm cứu huyệt đạo vẫn được khoa học hiện đại áp dụng.

Huyệt đạo chính là nơi lưu thông thần khí nó giúp cơ thể trao đổi chất, lưu thông máu tốt hơn, tiếp nhận năng lượng từ thiên nhiên. Những nhà khoa học hiện đại đều công nhận sự hiện hữu của những huyệt này và vận dụng bấm huyệt, ấn huyệt trị liệu bệnh.

Huyệt đạo còn có mối quan hệ mật thiết với hoạt động của các chi, cơ quan , nội tạng trong cơ thể, nếu được massage đúng vào huyệt vị chữa bệnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, bộ phận cơ quan tuần hoàn hoạt động tốt hơn, lưu thông khí huyết và giúp đời sống khỏe mạnh nhất.

>>Xem thêm:

Mỗi huyệt đạo đều có công dụng chữa bệnh khác nhau

Danh sách 108 huyệt đạo trên cơ thể người

Để có thể biết hết những huyệt nguy hiểm, huyệt chữa bệnh thì cần nắm rõ vị trí, công dụng của từng huyệt, cùng tìm hiểm về 36 huyệt đạo chính dưới đây nhé!

Vị trí huyệt đạo chính tại vùng đầu và cổ

Huyệt bách hội

  • Tên gọi khác: Huyệt duy nôi, quỷ môn, dương ngũ hội, thiên sơn, thiên mãn, tam dương, nê hoàng cung, điên thượng
  • Vị trí: Nằm trên đỉnh đầu, thuộc hệ số 28 huyệt vị của mạch đốc (Mạch đốc là chỉ các mạch nằm dọc theo phần cột sống lưng)
  • Khi bị tác động: nếu không may đập trúng vào huyệt bách hội có thể gây ra tình trạng choáng váng, ngã xuống đất và bất tỉnh ngay lập tức.

Huyệt thần đình

  • Tên gọi khác: huyệt phát tế
  • Vị trí: Nằm ở sâu chân tóc trên trán 0.5 thốn (Đối với những người trán hói thì lấy ở huyệt ấn đường thẳng lên 3.5 thốn
  • Khi bị tác động: Nếu bị tác động vào huyệt vị này sẽ gây ra tình trạng choáng váng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng não bộ.

Huyệt thái dương

  • Vị trí: Nằm trên đường mạch xanh ở ngay dưới đuôi lông mày. Đây là điểm nối của đuôi lông mày với đuôi tại mắt, cạnh chỗ hõm nhất và nằm sát với mỏm ở mắt xương gò má
  • Khi bị tác động: Gây ra tình trạng choáng váng, ù tai, mắt tối lại có thể ngã ngay xuống đất.

Huyệt nhĩ môn

  • Tên gọi khác: Huyệt nhĩ tiền, tiểu nhĩ
  • Vị trí: Huyệt nằm ngay phía trước rãnh trên của bình tai, đầu trên chân bình tai , tại cơ tai trước, khi há miệng sẽ thấy rõ chỗ nõm tại huyệt này
  • Khi bị tác động: Có thể dẫn đến ù tai, choáng váng đầu, hoa mắt, ngã xuống đất ngay lập tức.

Huyệt tình minh

  • Tên gọi khác: Huyệt lệ không, lệ khổng, mục nội tý, tinh minh
  • Vị trí huyệt: Nằm cách đầu trong góc mắt 0.1 thốn, ngay đầu chân mày
  • Khi bị tác động: Tác động mạnh có thể gây ra hôn mê sâu, nhẹ hơn thì bị hoa mắt, chóng mặt và ngã xuống đất

Huyệt nhân trung

  • Tên gọi khác: Huyệt quỷ cung, quỷ khách sảnh, quỷ thị, quỷ câu
  • Vị trí: Nằm gIữa rãnh nước dưới mũi, cách 1/3 phía trên rãnh nhân trung, ngay trên chop mũi
  • Khi bị tác động: Gây ra tình trạng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

Huyệt á môn

  • Tên gọi khác: Huyệt ám môn, hoành thiệt, thiệt hoành, thiệt yếm, thiệt căn, thiệt thủng, yếm thiệt
  • Vị trí: Năm ở phần chính giữa gáy, cổ vào đến chân tóc, giữa đốt cổ 1 – 2
  • Khi bị tác động: Va đập vào diên tủy huyệt này là một phần não bộ sau nối với tủy sống sẽ khiến bạn không thể nói được, chóng váng, đau đầu , chóng mặt, ngã xuống đất và có thể bất tỉnh ngay

Huyệt phong trì

  • Vị trí:  Nằm tại chỗ lõm ở bờ trong cơ ức đòn chum và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy của hộp sọ
  • Khi bị tác động: Va đập vào diên tủy có thể gây hôn mê bất tỉnh ngay

Huyệt nhân nghênh

  • Tên gọi khác: Huyệt ngũ hội, nhân nghinh, thiên ngũ hội
  • Vị trí: Nằm ở nơi giao nhau với bờ trước cơ ức đòn chũm và đường ngang qua chỗ lồi nhất của yết hầu, khi sờ vào cổ có động mạch đang đập
  • Khi bị tác động: Gây ra khí huyết ứ đọng, tình trạng choáng váng đầu
Huyệt đạo tại vùng đầu và cổ

Vị trí huyệt đạo trên cơ thể người tại vùng bụng và ngực

Huyệt đạo đản trung

  • Tên gọi khác: Huyệt đàn trung, huyệt chiên trung, nguyên kiến, hung đường, thượng khí hải, nguyên nhi
  • Vị trí: Huyệt đản trung nằm ở ngữa lồng ngực, nằm ở nơi gần trái tim
  • Khi bị tác động: Khi bị va đập mạnh có thể gây ra tình trạng loạn thần, tinh thần rối bời bất an

Huyệt cưu vĩ

  • Tên gọi khác: Huyệt hạt cán, huyệt vĩ ế
  • Vị trí: Huyệt này nằm ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng, dưỡi mũi ức khoảng 0.5 thốn
  • Khi bị tác động: Va đập mạnh vào vùng huyệt đạo nào sẽ gây ra đọng máu, chấn động tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng trong cơ thể như tĩnh mạch, gan , thận, mật, và có nguy cơ gây tử vong cao

Huyệt cự khuyết

  • Vị trí: Nằm ở dưới cựu vĩ 1 tấc. lấy điểm nối 6/8 dưới và 2/8 trên của đoạn rối – diểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
  • Khi bị tác động: va đập vào ảnh hưởng trực tiếp đến nội tạng bên trong như gan, mật, tim mạch

Huyệt thần khuyết

  • Tên gọi khác: Huyệt khí hợp, khí xá, tề trung
  • Vị trí huyệt: Nằm chính giữa lỗ rốn
  • Khi bị tác động: nếu bị ấn mạnh hoặc va đập mạnh vào huyệt vị này có thể gây chấn động đến đường ruột, bằng quang, tổn thương đến dây thần kinh liên sườn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự linh hoạt

Huyệt khí hải

  • Vị trí: huyệt này nằm ở dưới rốn 1.5 tấc. lấy điểm nối 1.5/5 trên 3.5/5 dưới của đoạn rốn – bờ trên xương mu
  • Khi bị tác động: Va đập mạnh có thể gây ra tình trạng ứ máu, giảm khả năng vận động của cơ thể

Huyệt quan nguyên

  • Tên gọi khác: Huyệt đơn điền, tam kết giao, thứ môn, đại trung cực, hạ kỷ
  • Vị trí: Huyệt nằm ở vùng hạ điền, dưới rốn 3 tấc. Có thể xác định vị trí huyệt này bằng cách đặt bàn tay phải ngang với bụng sao cho ngón trỏ chạm tới rốn.
  • Khi bị tác động: Sẽ khiến chi phối tĩnh mạch và dây thần kinh liên sườn, gây ra tình trạng chấn động  đường ruột, ứ động khí huyết.

Huyệt trung cực

  • Tên gọi khác: Huyệt khí nguyên, huyệt ngọc tuyền, huyệt trung trụ
  • Vị trí huyệt: Huyệt trung cực nằm thẳng dưới rốn 4 thốn hoặc có thể sờ trên bờ xương mu 1 thốn
  • Khi bị tác động: Chấn thương thần kinh, tổn thương đến vùng cơ khớp

Huyệt khúc cốt

  • Tên gọi khác: Huyệt hồi cốt, huyệt khuất cốt, huyệt niệu bao
  • Vị trí huyệt: Nằm trên xương mu, ở dưới huyệt trung cực 1 thốn hoặc có thể xác định sờ vào chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu
  • Khi bị tác động: Không may bấm nhầm vào huyệt này, hoặc ấn mạnh vào có thể gây ra tổn thương khí cơ toàn thân, ứ động khí huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Huyệt ưng song

  • Vị trí: Nằm ở khoảng gian sườn thứ 3, trên đường thẳng qua đầu ngực và cách đường giữa ngực 4 thốn, nơi mà có cơ ngực khá to nồi ra.
  • Khi bị tác động: Va đập mạnh vào huyệt này có thể động ngay tới động mạch chủ và tĩnh mạch, khiến cho tim mạch ngừng cung cấp máu, đầu óc choáng váng

Huyệt nhũ trung

  • Vị trí:  Huyệt nhũ trung nằm ở khoảng gian sườn số 4, ngay ở đầu vú
  • Khi bị tác động: dẫn đến sưng huyết, phá khí

Huyệt nhũ căn

  • Tên gọi khác: huyệt bệ căn, huyệt khí nhãn
  • Vị trí: Nằm ở giưa gian sườn số 5, thẳng dưới đầu vú và nó cách đường giữa ngực khoảng 4 thốn
  • Khi bị tác động: Huyệt này nằm bên trái của tim mạch nên bấm mạnh vào có thể làm sốc tim hoặc tử vong

Huyệt kỳ môn

  • Tên gọi khác: Huyệt can mộ
  • Vị trí huyệt: Nừm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực, trong khoảng gian sườn thứ 6 – 7
  • Khi bị tác động: va đập mạnh sẽ ảnh hưởng đến lá lách, gan, thận ,gây ứ khí, chấn thương cơ xương

Huyệt chương môn

  • Tên gọi khác: Huyệt lặc liêu, huyệt quý lặc, huyệt trường bình
  • Vị trí: Nằm ở đầu xương sườn tự do thứ 11
  • Khi bị tác động: Va đập mạnh, hoặc bấm vào huyệt này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, lá lách,  và cản trở đến việc tuần hoàn máu, phá hoại màng cơ xương khớp

Huyệt thương khúc

  • Tên gọi khác: Huyệt cao khúc, huyệt thương xá
  • Vị trí: Nằm trên rốn 2 thốn, cách đường giữa bụng 0.5 thốn,  từ huyệt hạ quản ra phần ngang 0.5 thốn
  • Khi bị tác động: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh liên sườn, chấn động ruột, tổn thương khí huyết
Những huyệt đạo quan trọng tại vùng bụng và ngực

Những huyệt đạo nằm tại phần eo , lưng và mông

Huyệt phế du

  • Vị trí: Nằm ở dưới gai đốt sống lưng số 3, đo ngang ra 1.5 thốn, nằm ngang với huyệt thân trụ
  • Khi bị tác động: Ảnh hưởng đến  tim mạch, phổi

Huyệt quyết âm du

  • Tên gọi khác: Huyệt khuyết âm du, huyệt khuyết du, huyệt quyết âm du, huyệt quyết du
  • Vị trí: Nằm ở dưới gai sống lưng số 4 đo ngang ra 1.5 thốn

Huyệt tâm du

  • Tên gọi khác: huyệt bối du, huyệt cứu lao
  • Vị trí: Nằm ở dưới gai sống lưng số 5, đo ngang ra 1.5 thốn
  • Khi bị tác động: Gây tổn thương đến khí huyết và thành tim mạch

Huyệt thận du

  • Vị trí: Nằm ngay dưới gai đốt sống lưng số 2, đo ngang ra 1.5 thốn, nằm ngang với huyệt mệnh môn
  • Khi bị tác động: Ảnh hưởng đến cơ xương khớp, nếu va đập quá mạnh có thể gây liệt nửa người

Huyệt mệnh môn

  • Tên gọi khác: Huyệt mạng môn, huyệt thuộc lũy, huyệt tinh cung, huyệt trúc trượng
  • Vị trí: Huyệt nằm tại chỗ lõm đốt sống số 14 tương đương với rốn ở phía trước
  • Khi bị tác động: Mạnh có thể gây ra liệt nửa người, phá hủy cơ

Huyệt chí thất

  • Tên gọi khác: Huyệt chí đường, huyệt tinh cung
  • Vị trí: Nằm ở dưới gai đốt sống lưng số 2, ngang ra 3 thốn , nằm cách huyệt thận du khoảng 1.5 thốn
  • Khi bị tác động: Chấn thương đến động mạch thận, tĩnh mạch và tổn thương thần kinh.

Huyệt khí hải du

  • Tên gọi khác: Huyệt đơn điền du, huyệt ký hải du
  • Vị trí: Nằm ngay dưới gai đốt sống lưng số 3, đo ngang ra 1.5 thốn
  • Khi bị tác động đến: ảnh hưởng trực tiếp đến thận, cản trở việc tuần hoàn máu

Huyệt vĩ lư

  • Vị trí: Huyệt này nằm ở khoảng giữa xương cùng chậu và hậu môn
  • Khi bị tác động: Huyệt đạo này rất quan trọng nó chi phối toàn bộ quá trình tuần hoàn máu trên cơ thể

>>Có thể bạn chưa biết:

Hình huyệt đạo trên cơ thể tại vùng eo, lưng và mông

Các huyệt đạo quan trọng nhất tại vùng cổ tay và chân

Huyệt kiên tỉnh

  • Tên gọi khác: Huyệt bác tỉnh
  • Vị trí: Huyệt này nằm tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường ngang được nối giữa huyệt đại chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài vùng xương đòn.
  • Khi bị tác động: Va đập quá mạnh hoặc ấn mạnh vào huyệt này có thể gây ra tê bại, mất sự linh hoạt của cơ xương khớp

Huyệt thái uyên

  • Tên gọi khác: huyệt quỷ tâm, huyệt quỷ thiên, huyệt thái thiên, huyệt thái tuyền
  • Vị trí: nằm trên lằn chỉ ngang với phần cổ tay, nơi có chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt chính là rãnh mạch tay quay
  • Khi bị tác động: Gây tổn thương đến phần nội khí, bách mạch

Huyệt túc tam lý

  • Tên gọi khac: huyệt hạ lăng, huyệt hạ tam lý, huyệt quỳ tà, huyệt tam lý
  • Vị trí: Nằm ở mắt gối ngoài cách 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 đốt ngón tay, nơi mà cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy, và xương mác
  • Khi bị tác động: Va đập mạnh có thể gây tê bại chân

Huyệt tam âm giao

  • Tên gọi khác: Huyệt đại âm, huyệt hạ tam lý, huyệt thừa mạng thừa mệnh
  • Vị trí: Nằm sát bờ sau, trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài của ngón chân và cơ cằng chân sau, tính từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên thêm 3 thốn
  • Khi bị tác động: Va đập quá mạnh có thể tổn thương khí ở huyệt đan điền, làm bại liệt đôi bàn chân

Huyệt dung tuyền

  • Tên gọi khác: huyệt địa xung, huyệt địa vệ, huyệt địa cù, huyệt quyết tâm, huyệt quế tâm
  • Vị trí: Huyệt nằm ở dưới gan bàn chân, trên kinh thận
  • Khi bị tác động: Nếu va đập với lực mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu, nhưng nếu ấn huyệt nhẹ nhàng sẽ có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Ở trên là 36 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể chúng ta mà ai cũng nên biết. Những huyệt đạo này nếu không may bị tác động mạnh đến có thể gây ra bại liệt, tử vong tại chỗ.

Huyệt đạo quan trọng tại cổ tay và chân

4 huyệt đạo massage mỗi ngày giúp chữa bệnh hiệu quả

Huyệt cực tuyền

Huyệt cực tuyền là nơi giao thoa giữa luồng khí trong và ngoài của cơ thể, massage huyệt đạo này mỗi ngày sẽ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: điều trị bệnh viêm, đau nhức khớp gối, trị liệt dương, di tinh, điều trị viêm nhiễm hệ tiết niệu, sinh dục,… Và giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch.

Cách ấn huyệt: Nằm ngửa trên sàn nhà hoặc trên giường, dùng 4 ngón tay trái hoặc phải chụm vào nhau, thực hiện massage xoay vòng theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 vòng thì đổi chiều, mỗi lần thực hiện 200 vòng thì đổi tay.

Huyệt hợp cốc

Huyệt vị này có liên quan mật thiết với nhiều cơ quan, dây thần kinh trên cơ thể. Vị trí huyệt này  tại chỗ lõm điểm giao nhau giữa vị trí ngón trỏ và ngón cái.

Cách ấn huyệt: Đầu tiên xác định chính xác huyệt đạo sau đó dùng 2 ngón tay day ấn huyệt trực tiếp đến điểm huyệt đó và giữ trong vòng 15 phút.

108 huyet dao tren co the 15

Huyệt nội đình

Huyệt nội đình nằm giữa kẽ ngón chân thứ 2 và 3, công dụng chính khi massage huyệt đạo này mỗi ngày giúp bài trừ nóng trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp trị bệnh đau dạ dày, đau đầu, đau răng, ruột viêm, viêm amidal….

Cách ấn huyệt: Dùng đầu ngón tay trỏ nhấn chính xác vào huyệt nội đình, mỗi nhịp ấn khoảng 3 phút, làm liên tục khoảng 20 – 30 lần mỗi ngày

Huyệt ủy trung

Là huyệt vị nằm giữa nếp gấp nhượng chân có công dụng chữa bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, viêm khớp gối, cơ bắp chân bị co rút.

Cách ấn huyệt: Thực hiện massage, day ấn huyệt đạo này mỗi ngày theo cách ấn một lần rồi nhả ra, và phối hợp động tác co duỗi chân.

Sơ đồ huyệt đạo trên cơ thể người

Tổng hợp 365 huyệt đạo trên cơ thể
Sơ đồ huyệt đạo châm cứu trên cơ thể con người

Như vậy, 108 huyệt đạo trên cơ thể đều có những mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh, nội phủ ngũ tạng, tuần hoàn máu trong cơ thể. Do vậy, mỗi chúng ta nên tìm hiểu để tránh tác động đến huyệt đạo gây chết người và cũng nên tìm hiểu những huyệt vị tốt cho sức khỏe, huyệt đạo giúp chữa bệnh.

Advertisement
Share