Hội chứng TIC là gì? Triệu chứng, phân loại và cách điều trị

Hội chứng TIC là gì? Triệu chứng, phân loại và cách điều trị

Hội chứng TIC (rối loạn TIC) là cử động co giật bất thường ở một trí nào đó trên cơ thể, xảy ra lặp đi lặp lại ở trẻ. TIC là bệnh lạ có rất nhiều bô mẹ mới được nghe thấy lần đâu nên rất bỡ ngỡ khi con mình xảy ra các vấn đề lạ về vận động hoặc âm thanh. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này về phân loại, triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Một số thống kê về căn hội chứng TIC

Bệnh TIC thường khởi phát khi trẻ ở giai đoạn 4 đến 6 tuổi và gia tăng nặng nhất ở 10 đến 12 tuổi và giảm hết ở độ tuổi thanh thiếu niên (trên 16 tuổi). Tuy nhiên vẫn còn 1% trẻ bị bệnh và kéo dài đến khi trưởng thành.

Ngày nay, Mức độ bị bệnh của trẻ ngày càng gia tăng nhưng có đến 20% là không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Có tới 3-8/1000 trẻ bị nặng dần lên với tỷ lệ trẻ nam bị nhiều hơn trẻ nữ là 3/1.

Hội chứng TIC là căn bệnh lạ nhưng không quá nguy hiểm
Hội chứng TIC là căn bệnh lạ nhưng không quá nguy hiểm

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ nhưng qua theo dõi các chuyên gia nhận định diễn ra theo gia đình và có tính di truyền.

Các bệnh lý đi kèm với hội chứng TIC này thường có: rối loạn tăng động, giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu khi lớn lên sẽ dẫn tới nhưng bệnh lý về cảm xúc như trầm cảm lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn sử dụng chất.

Triệu chứng và dấu hiệu của hội chúng TIC

Trong hội chứng TIC chuyên gia phân làm 2 dạng: Tic đơn giản và TIC phức tạp với sự khác nhau về tần suất, cường độ trong một khoảng thời gian nhất định.

TIC đơn giản là một vận động hoặc âm thanh rất nhanh mà rất khó để ý thấy.

TIC phức tạp có thể kéo dài hơn và là sự tiến triển của TIC đơn giản. Các cử chỉ hành động và âm thanh (lời nói) có ý nghĩa gần như mang tính chủ định nhưng không hẳn là người bệnh muốn thực hiện. TIC nhẹ thì có thể trẻ cố gắng kiểm soát nhưng khi bị nặng thì sẽ gây ra các ảnh hưởng về hành động (như co giật, khuyết tật,…) hoặc hội chứng nói tục nói bậy.

Khoảng 1% có thể ảnh hưởng đến khi trưởng thành
Khoảng 1% có thể ảnh hưởng đến khi trưởng thành

Một số dấu hiệu, hành động của hội chứng TIC:

Phân loạiVận động, hành độngÂm thanh
Đơn giản– Nháy mắt
– Nhăn mặt
– Giật đầu
– Nhún vai
– Lắc đầu
– Lẩm bẩm hoặc ư ử
– Khịt mũi
– È hèm
– Sủa
Phức tạp– Là sự kết hợp của nhiều hành động của TIC đơn giản Hành động tục tĩu vô ý (cởi quần áo, khiêu dâm, bạo lực,..)
– Hành động lặp lại của ai đó
– Nói tục chửi bậy không theo chuẩn mực xã hội
– Chứng nhại lời của người khác

Phân loại của hội chứng TIC

Cách các chuyên gia phân loại hội chứng rối loạn TIC được chia làm 3 loại theo mực độ của bệnh.

  • Hội chứng rối loạn TIC tạm thời: Một hoặc nhiều TIC vận động hay âm thanh bị dưới 1 năm
  • Hội chứng rối loạn TIC mãn tính: Một hoặc nhiều TIC vận động hay âm thanh bị trên 1 năm
  • Hội chứng Tourette: bị động thời TIC vận động và âm thanh trên 1 năm với cường độ mạnh

Chuẩn đoán và điều trị hội chứng TIC

Việc chấn đoán lâm sàn chính xác cần phối hợp giữa bác sĩ và gia đình trong thời gian dài theo các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh.

Cần phối hợp để điều trị cho bé ngay từ lúc sớm

Khi xác định được bệnh và mực độ nặng của trẻ thì bác sĩ sẽ được ra phương pháp điều trị phù hợp như:

  • Can thiệp bằng hành vi toàn diện cho bệnh nhân hội chứng TIC
  • Sử dụng thêm thuốc an thần, loạn thần: có nhiều loại thuốc kê đơn phải dược bác sĩ chỉ định không tự ý sử dụng. Vì khi sử dụng các loại thuốc này thường có các tác dụng phụ khó chịu, bồn chồn, hành động chậm,…
  • Điều trị theo triệu chứng của bệnh và sự kết hợp giữa bác sĩ, gia đình, nhà trường để trẻ thay đổi hành vi.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hội chứng TIC mà nhiều người còn chưa biết để theo dõi và điều trị cho người thân của mình. Nhưng đừng quá lo lắng vì căn bệnh này không quá nguy hiểm và có thể điều trị được nên đừng nghe đến tên căn bệnh lạ mà làm cho bố mẹ lo lắng stress, ảnh hương đến sức khỏe tâm lý. Đặc biệt, ngay nay bố mẹ không nên cho bé xem quá nhiều điện thoại, tivi, chơi game, … quá nhiều. Mong rằng qua bài viết sẽ cung cấp cho bạn được một số thông hữu ích. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe.

Advertisement
Share