[Giải đáp] vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

[Giải đáp] vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

Kể từ năm 1994, hệ thống điện của nước ta đã phát triển thành 3 khu vực độc lập là: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đường dây tài điện từ Bắc vào Nam là 500kV (dài 1870 km) và đóng vai trò cung cấp điện cho toàn quốc. Có thể bạn sẽ thấy nước ta đầu tư rất nhiều tiền vào hệ thống điện quốc gia. Vậy nhưng bạn có biết vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia không?

Xem thêm:

Tìm hiểu hệ thống điện quốc gia là gì?

Trước khi tìm hiểu vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia, chúng ta cần hiểu rõ hệ thống điện quốc gia. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các thành phần liên kết với nhau, gồm: trang thiết bị phát điện, lưới điện và các thiết bị phụ trợ khác. Trong đó:

  • Lưới điện: là hệ thống bao gồm đường dây điện, máy biến áp và các thiết bị phụ trợ. Dựa theo mục đích sử dụng, có 2 loại lưới là lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
  • Máy phát điện: hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành điện năng và giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện. Máy phát điện thường sở hữu 3 chức năng là: phát, chỉnh và hiệu chỉnh điện áp.
  • Các thiết bị phụ trợ: thường là các phụ tùng dùng để sửa chữa, thay thế và các vật tư tiêu hao cần thiết khác. 

Hệ thống này hoạt động trên phạm vi cả nước. Hệ thống điện quốc gia có nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, tiêu thụ và cung cấp điện năng. 

Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia
Hệ thống điện quốc gia hoạt động trong phạm vi cả nước

Hệ thống điện quốc gia có sơ đồ như thế nào?

Mỗi quốc gia sẽ có các cấp điện áp của lưới điện khác nhau. Riêng ở nước ta, các cấp điện áp sẽ là: 800 kV; 500kV; 110kV; 66kV; 35kV; 22kV; 10,5kV; 6kV; 0,4 kV. Lưới điện truyền tải có điện áp 66kV trở lên. Lưới điện phân phối có điện áp 35kV trở xuống.

Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia 2
Sơ đồ điện quốc gia

Hệ thống điện quốc gia được xây dựng như thế nào?

Trước khi tìm hiểu vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia, chúng ta hãy xem nước ta đã xây dựng hệ thống điện quốc gia như thế nào nhé. Nhà máy điện đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng vào năm 1892 tại thành phố Hải Phòng và bắt đầu hoạt động từ tháng 2/1894. Tuy nhiên, phải sau ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954, Việt Nam mới thật sự làm chủ ngành điện. Ban đầu, đội ngũ của nhà máy điện chỉ bao gồm 7 kỹ sư điện, 5 kỹ thuật viên và đội ngũ các công nhân. Nhà máy điện lúc này chỉ hoạt động với công suất 31,5 MW, sản lượng điện năng lúc này là 53 triệu kWH/năm.

Sự ra đời của đường dây tải cáp 110kV

Những tuyến đường dây điện 110kV của nước ta được khởi công xây dựng đầu tiên vào năm 1962 và được đưa vào hoạt động vào năm 1963. Thời điểm này, đường dây 110kV chỉ hoạt động tại khu vực miền Bắc. 

Sự ra đời của đường dây tải cáp 220kV

Vào năm 1961, để bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường dây 230kV, dài gần 257km và có tổng cộng 729 cột thép dựng trên các địa hình hiểm trở. Đây cũng là tuyến dây cáp 220kV đầu tiên của Việt Nam.

Để phát triển hệ thống điện của nước ta, nhân dân ta đã đồng lòng xây dựng hệ thống đường dây 220kV tại Hòa Bình. Đây cũng là đường dây 220kV tại miền Bắc. Đường dây này được xây dựng vào 3/1979 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5/1981. Đường dây cáp này kể từ khi đi vào hoạt động đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: tổng dung lượng tăng 5 lần lên đến 2.305 MVA và tổng chiều dài đã tăng lên đến 1913 – tăng gấp 3 lần. 

Sự ra đời của đường dây tải cáp 500kV

Mãi đến 13 năm sau – 5/41992 – hệ thống truyền tải cáp 500kV mới được ra đời và đi vào hoạt động vào ngày 27/5/1994. Sự kiện này đã đánh dấu cột mốc ra đời của “trục xương sống” 500kV chạy Bắc – Nam. Đường dây 500kV mạch 2 cũng được đưa vào hoạt động vào 23/10/2005, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành điện Việt Nam về mọi mặt: nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, quản lý và hợp tác quốc tế. Nối tiếp sự phát triển đó là sự ra đời của 4 công ty truyền tải điện và đội ngũ nhân viên điện của nước ta cũng lớn mạnh và đông hơn. 

Trước năm 1981, cả nước ta chỉ có 2 đường dây 220kV và 2 trạm biến áp 220kV. Ngày nay, dưới sự phát triển của công nghệ điện, nước ta đã có 6737 km đường dây 500kV, 12185 km đường dây 220kV, 42 km đường dây 110kV; 102 trạm biến áp,…

Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia 5
Hệ thống điện quốc gia được xây dựng rất chắc chắn và an toàn

Giải đáp vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

Có thể thấy ngày nay không có ngành hàng nào là không cần đến điện năng. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống điện quốc gia sẽ giúp việc sản xuất, truyền tải và cung cấp điện năng để phục vụ các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt thuận lợi hơn.

Hệ thống điện quốc gia giúp cung cấp và phân phối điện hiệu quả, an toàn, chất lượng và tiết kiệm chi phí.

Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia 6
Tại sao cần phải có hệ thống điện quốc gia?

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia. Hệ thống điện quốc gia đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhiều ngành nghề và lĩnh vực hiện nay. Vì thế, nước ta luôn đầu tư để cải tiến và hoàn thiện hệ thống. 

Advertisement
Share