Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của nước ta đã ghi nhận không ít các chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong đó, không thể không kể đến cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê vào năm 981. Đây không phải là trận chiến lớn nhưng nó là một cột mốc chiến thắng đáng kể để khẳng định sự anh dũng và lòng yêu nước của nhân dân ta. Theo dõi bài viết sau để biết thêm về cuộc chiến vẻ vang này nhé.
Xem thêm:
- Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873
- Lý tưởng cách mạng là gì? Vai trò thanh niên trong lý tưởng cách mạng?
- Vì sao trung quốc rút quân năm 1979 [Giải thích chi tiết]
Hoàn cảnh xảy ra cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê
Vua Đinh Tiên Hoàng cùng thái tử Đinh Liễn của nước ta bị ám sát vào năm 979. Khi biết được tin này, sứ giả nhà Tống – Tư Lập đã ngay lập tức về nước báo cáo tình hình này cho hoàng đế Đại Tống vào 5/980. Ngay sau đó 3 tháng, Hầu Nhân Bảo đã dâng thư đề xuất nhân cơ hội loạn lạc này nên cử quân sang xâm lược nước ta. Vua Đại Tống vì muốn giữ bí mật trong việc xâm lược Đại Việt, đã gọi Hữu Trách về Kinh đô đẽ thông báo về tình hình Đại Việt thay vì triệu Hầu Nhân Bảo.
Tương quan lực lượng của nước ta và nhà Tống
Bên phía nhà Tống
Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược, triều đình nhà Tống phong Hầu Nhân Bảo làm Tổng Tư Lệnh, có nhiệm vụ chỉ huy thủy quân và lục quân sang xâm chiếm Đại Việt. Sau khi chiếm được Đại Việt, nước này sẽ trở thành một lộ của Đại Tống và được cai trị bởi Hầu Nhân Bảo với chức vụ Chuyển Vận Sứ. Ngoài, ra nhà Tống còn điều các tướng lĩnh xuất khác làm Phó Tổng Tư Lệnh, bao gồm: Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn và Trần Khâm Tộ và Tôn Toàn Hưng.
Quân nhà Tống chia làm 2 đạo quân thủy và bội. Bộ quân từ Ung Châu tiền vào Đại Việt được các tướng lĩnh: Lan Châu Đoàn, Tôn Toàn Hưng, Trương Tuyền, Tả Giám Môn và Thôi Lượng. Thủy quân còn lại sẽ tiến vào từ Quảng Châu và được chỉ huy bởi nhóm tướng lĩnh là: Ninh Châu Lưu Trừng, Phó sứ Giả Thực và Vương Soạn.
Nhìn chung lực lượng của quân Tống đa phần là quân lính dưới trướng của Hầu Nhân Bảo và Hứa Trọng Tuyên. Ngoài ra, nhà Tống còn điều thêm lực lượng quân đội gần 2 vạn quận từ Kinh Hồ do Lưu Trừng và Trần Khâm Tộ chỉ huy. Tổng số quân nhà Tống sẽ dao động trong khoảng 3-4 vạn quân.
Bên phía Đại Việt
Đại Việt nước ta thành lập đội quân chống giặc xâm lược do Lê Đại Hành chỉ huy cùng với Phạm Cự Lạng (thái úy) và Hồng Hiến (thái sư).
Lê Đại Hành trực tiếp dẫn thủy binh từ kinh đô Hoa Lư, ngược dòng sông Đáy tiến lên địa đầu Đông Bắc tại sông Hồng. Đại quân Uy Dũng được Lữ Lan chỉ huy tiến lên xây dựng hàng rào phòng thủ tại phòng tuyến ở bờ Bắc sông Lục Giang. Tại thành Đại La có quân đội của Trần Công Tích trấn thủ, bờ phía Bắc sông Hải Triều có quân đội của Lê Long Kính trấn thủ. Ngoài ra, còn có nhiều tướng lĩnh tài giỏi khác tham gia vào cuộc chiến như: Đào Công Mỹ, Phùng Phường, Đào Trực, Phạm Quảng, Đào Thành, Phạm Minh, Nguyễn Triệt, Vũ Uy, Đào Hồng, Đặng Xuân, Vương Minh, Hoàng Minh Chu, Vương Xuân, Vương Hồng và 2 em gái, và Dũng Mạnh.
Dân số của Đại Việt nước ta lúc bấy giờ dưới 1 triệu người nên số lượng quân lính khó có thể vượt qua 4 vạn quân của nhà Tống.
Diễn biến của cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê như thế nào?
Cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê có thể được tóm tắt như sau:
Bên phía nhà Tống, Hầu Nhân Bảo chỉ huy gần 4 vạn quân thủy bộ tiến vào nước ta (năm 981). Trong đó, quân bộ đánh vào từ Lạng Sơn, quân thủy tiến vào từ sông Bạch Đằng.
Đạo quân Đại Cồ Việt nước ta do Lê Đại Hành chỉ huy. Trước khi trận đấu diễn ra, ông đã cho quân đóng cọc trên sông Bạch Đằng. Vì thế, chỉ sau vài trận chiến, quân thủy của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Về phía quân bộ, do không kết hợp với thủy bình thêm vào tương quan lực lượng lớn nên bị quân nhà Tống đánh phải rút về nước. Nhân cơ hội thăng thủy quân, quân ta chiến đấu quyết liệt tiêu diệt nhiều quân địch.
Cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê có kết qủa như thế nào?
Âm mưu chinh phạt Đại Cồ Việt của nhà Tống hoàn toàn thất bại. Các tướng lĩnh tham gia trận đầu đều bị xử phạt. Trong đó, các tướng lĩnh bị trừng phạt phải kể đến:
- Tướng lĩnh Lưu Trừng và Giả Thực bị giết chết và treo đầu ở chợ Ung Châu.
- Tôn Toàn Hưng bị hạ gục rồi bị xử tội chết.
- Trần Khâm Tộ, Hác Thủ Tuấn, Thôi Lượng đều bị trách phạt và bị phán mất chức.
- Ngoài ra, còn có các tướng lĩnh nhà Tống cao cấp bị bại trận và chết tại chiến trường như Tổng tư lệnh Hầu Nhân Bảo, Chủ Vị, Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân.
Kết luận
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê. Có thế thấy không chỉ có cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê, mà lịch sử nước ta còn ghi nhận nhiều chiến thắng vẻ vang khác trong công cuộc chống quân xâm lược. Theo dõi những bài viết tiếp theo để biết thêm lịch sử hào hùng của nước ta nhé.