Công thức tính giá thành sản phẩm là công thức quan trọng mà nhân viên kế toán nào cũng biết đến. Đó là công thức quan trọng để tính được giá thành sản phẩm chuẩn nhất. Từ việc tính được giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có hướng và bước đi phù hợp để phát triển. Hãy cùng TOPNOIBAT tìm hiểu đầy đủ về khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của giá thành sản phẩm.
Xem thêm:
- Công thức tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên kèm ví dụ minh họa
- Công thức tính tỷ suất sinh thô, ý nghĩa và bài tập có lời giải
- Công thức tính độ cao cực đại hay và chi tiết nhất
Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (Product Cost) là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toàn bộ chi phí bao gồm phí lao động, nhân công, nguyên vật liệu, hao hụt trong quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm.
Bản chất của giá thành sản phẩm bao gồm:
- Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Chi phí sản xuất sản phẩm khác với giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm đôi khi không bao gồm hết các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm. Giá thành sản phẩm chỉ biểu lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường dựa vào các yếu tố sau:
- Cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm.
- Quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm.
- Các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin.
- Khả năng và trình độ quản lý và hạch toán sản phẩm.
- Đối tượng sử dụng dịch vụ, sản phẩm.
Các bước tính giá thành sản phẩm
Trong các nghiệp vụ kế toán thì tính giá thành sản phẩm là nghiệp vụ khó nhất của kế toán. Chính vì vậy một kế toán cần nhớ kỹ các bước sau đây để tính được giá thành sản phẩm tốt nhất. Quy trình tính giá thành sản phẩm chuẩn nhất theo 4 bước sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí sản suất.
Bước 2: Xác định sản lượng để phân bổ.
Bước 3: Chọn phương pháp tính giá thành.
Bước 4: Lập bảng tính giá thành.
Các công thức tính giá thành sản phẩm nhanh nhất
Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Công thức này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, khép kín. Các mặt hàng sản xuất ít nhưng sản xuất số lượng lớn.
Z= DDK + C – DCK
Trong đó:
- Z: Giá thành sản phẩm
- C: Chi phí sản xuất trong kỳ
- DDK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
- DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Phương pháp định mức
Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và có quy cách, phẩm chất khác nhau. Kế toán sẽ tính giá thành sản phẩm theo nhóm sản phẩm để có thể dễ dàng và thu gọn quá trình tính giá thành sản phẩm.
Z = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỉ lệ chi phí (%)
Phương pháp hệ số
Phương pháp này dành cho doanh nghiệp có cùng một quá trình sản xuất nhưng lại sử dụng các nguyên liệu khác nhau và thu được nhiều sản phẩm khác nhau. Kế toán sẽ phải quy đổi các sản phẩm theo sản phẩm tiêu chuẩn được tính toán trước.
zi = Zi / Qi
zi : Giá thành đơn vị sản phẩm
Zi: Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Qi: Tổng số sản phẩm gốc
Tính giá theo đơn đặt hàng
Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách mua. Giá thành của sản phẩm sẽ phải tính chi phí từ lúc bắt đầu sản xuất cho tới khi dừng sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy công việc của kế toán phải nhanh và kịp thời cho đơn đặt hàng.
Giá thành của từng đơn hàng là TỔNG chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc BẮT ĐẦU cho tới lúc KẾT THÚC đơn đặt hàng.
Phương pháp phân bước
Phương pháp này dành cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, nhiều công đoạn và thành nhiều thành phẩm. Loại hình này luôn có sản phẩm dở dang ở tất cả các công đoạn.
Z = ZSP giai đoạn 1+ ZSP giai đoạn 2+…+ ZSP giai đoạn n
Phương pháp trừ sản phẩm phụ
Dành cho doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất nhưng thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Vì vậy khi tính giá sản phẩm cũng cần loại bỏ giá trị sản phẩm phụ vào giá trị của sản phẩm chính.
Công thức:
Z = ZSP chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – ZSP phụ thu hồi ước tính – ZSP chính dở dang cuối kỳ
Ý nghĩa của việc tính giá thành sản phẩm
Xác định được giá thành sản phẩm rất quan trọng đối với một doanh nghiệp.
- Giá thành sản phẩm là thước đo chuẩn nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không?
- Khi biết được giá thành sản phẩm doanh nghiệp mới có thể đưa ra các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp.
- Khi giá sản phẩm được sản xuất ra với mức giá tối thiểu so với thị trường đó cũng là thành quả lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên với mức giá cao hơn so với thị trường thì doanh nghiệp cần cải thiện các khâu sản xuất sao cho tối ưu nhất.
Bài tập có lời giải
Bài 1:
Trong tháng 9/N, các chi phí phát sinh tập hợp liên quan đến quy trình sản xuất duy nhất sản phẩm A bao gồm: (ĐVT:1.000đ)
Khoản mục chi phí | Phát sinh |
Nguyên vật liệu trực tiếp | 300.000 |
Nhân công trực tiếp | 50.000 |
Sản xuất chung | 80.000 |
Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Trong kỳ toàn bộ 100 sản phẩm A hoàn thành được nhập kho. Tính giá thành sản phẩm A.
Lời giải:
Theo cách tính tổng giá thành theo phương pháp trực tiếp, ta có:
Z + DCK = DDK + C
⇒ (Z) = 0 + (300.000+50.000+80.000) – 0 = 430.000
Giá thành đơn vị (z) = 430.000/100 = 4.300
Bài 2:
Doanh nghiệp B sản xuất sản phẩm A lần lượt qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Trong tháng 1/N có các số liệu như sau:
- Cả hai phân xưởng đều không có sản phẩm dở dang đầu tháng
- Chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng như sau:
Khoản mục chi phí | Phân xưởng 1 | Phân xưởng 2 |
Nguyên vật liệu trực tiếp | 5.000.000 | 0 |
Nhân công trực tiếp | 500.000 | 600.000 |
Sản xuất chung | 2.000.000 | 2.000.000 |
- Kết quả sản xuất trong tháng: phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 90 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 10 sản phẩm làm dở mức độ 40%.
Phân xưởng 2 nhận 90 nửa thành phẩm phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 80 thành phẩm A, còn 10 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 60%.
Chi phí nguyên vật liệu bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ, các chi phí khác phát sinh dần dần. Sản phẩm dở dang được đánh giá theo Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước.
Lời giải:
Tính giá trị chi phí ở giai đoạn 1:
Xác định phương trình sản lượng theo phương pháp bình quân: 90 (Qht) + 10 (Qdck x 60%).
Tính chi phí sản xuất giai đoạn 1 nằm trong 80 thành phẩm hoàn thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = (5.000.000)/(10+80+10)x80 = 4.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp = 500.000/(10 x 40%+80+10) x 80 = 425.532
- Chi phí sản xuất chung = 2.000.000/(10 x 40%+80+10) x 80 = 1.702.128
Tính giá trị chi phí ở giai đoạn 2:
Xác định phương trình sản lượng theo phương pháp bình quân: 80 (Qht) + 10 (Qdck x 60%).
- Chi phí nhân công trực tiếp = 600.000/(80+10 x 60%) x 80 = 558.139
- Chi phí sản xuất chung = 2.000.000/(80+10 x 60%) x 80 = 1.860.465
Cộng tất cả chi phí ở các giai đoạn kết chuyển vào thành phẩm để tính ra giá thành
Khoản mục chi phí | Chi phí sản xuất | Chi phí sản xuất | Tổng giá thành | Giá thành đơn vị |
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | |||
Nguyên vật liệu trực tiếp | 4.000.000 | 4.000.000 | 50.000 | |
Nhân công trực tiếp | 425.532 | 558.139 | 983.671 | 12.296 |
Sản xuất chung | 1.702.128 | 1.860.465 | 3.562.593 | 44.532 |
Cộng | 6.127.600 | 2.418.604 | 8.546.264 | 106.828 |
Kết luận:
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ về khái niệm, các công thức tính giá thành sản phẩm và bài tập minh hoạ. Qua bài viết hy vọng các bạn có thể hiểu rõ và áp dụng vào thực tế. Chúc các bạn thành công.