Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến phân Urê vì nó được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phân urê, công thức hoá học của urê.
Xem thêm:
- [Đáp án đúng] Công thức hóa học của supephotphat kép là B.Ca(H2PO4)2
- [Đáp án] Công thức hoá học của sắt 3 oxit là gì? Giải bài tập thường gặp
- Công thức Axit Glutamic và bài tập minh họa dễ hiểu
- Công thức Axit Stearic đầy đủ và bài tập có lời giải chi tiết
Phân Urê là gì?
Urê hay phân urê chính là phân đạm được bán rất nhiều trên thị trường, là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, oxi và hidro.
Phân ure thường ở dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, chứa lượng đạm lớn. Nó thường hút ẩm mạnh chính vì vậy lưu ý khi bảo quản tránh không khí.
Urê được biết đên như là cacbamua, loại phân bón này được sử dụng để cung cấp lượng đạm cho sự phát triển của cây trồng.
Công thức hoá học của phân Urê
Công thức hoá học của phân Urê: CO(NH2)2
Công thức phân tử phân Ure:
Các loại phân urê thường gặp
Có hai loại phân urê thường gặp:
- Phân ure dạng hạt tròn
- Phân ure dạng viên như trứng cá (dạng này thường phổ biến hơn)
Phân ure thường được hoà tan vào nước rồi tưới cho cây trong quá trình cây bước vào giai đoạn phát triển.
Ứng dụng phân urê
Trong trồng trọt
Trong trồng trọt, phân ure thường được sử dụng nhằm kích thích sự phát triển của cây, giúp nó có kích thước lớn hơn và màu cây xanh hơn.
Lưu ý: Khi sử dụng phân ure(phân đạm) mọi người cũng tránh lạm dụng khi tưới cho cây. Vì với lượng quá nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Trong chăn nuôi
Có thể bạn sẽ thắc mắc là phân ure có tác dụng gì đối với động vật? Thì câu trả lời là đôi khi người ta cũng thường trộn phân ure vào thức ăn của gia súc nhằm mang lại nguồn dinh dưỡng bổ sung chất đạm. Tuy nhiên, để có thể sử dụng với số lượng như thế nào thì hãy nhớ tìm hiểu kỹ để sử dụng phù hợp nhé.
Điều chế phân urê
Trong công nghiệp, người ta thường điều chế phân ure từ khí thiên nhiên hoặc than đá.
Quy trình sản suất theo phương trình hoá học sau:
N2 +H2 → NH3NH3 + CO2 → (NH2)2CO
Lưu ý: Cả hai quá trình phản ứng đều cần xúc tác, nhiệt độ và áp suất phù hợp.
Bài tập thường gặp
Câu 1: Công thức hóa học của phân urê?
A. (NH4)2CO3.
B. (NH4)2CO.
C. (NH2)2CO.
D. (NH2)2CO3–
Đáp án: C. (NH2)2CO.
Công thức hóa học của phân urê là (NH2)2CO
Câu 2:
Phân đạm urê có công thức hoá học là CO(NH2)2– Hãy xác định:
a) Khối lượng mol phân tử của urê.
b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố trong phân đạm urê.
c) Trong 2 mol phân tử urê có bao nhiêu mol nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Lời giải:
a) Khối lượng mol phân tử CO(NH2)2 là : 12+16+3(14+2)=60(g/mol)
b) Thành phần phần trăm các nguyên tố trong ure :
- %mC=(12×100%)/60=20%
- %mO=(16×100%)/60≈26,7%
- %mN=(14×2×100%)/60≈46,7%
- %mH=6,6%
c) Trong 2 mol phân tử CO(NH2)2 có:
- 2×1=2 (mol) nguyên tử C
- 2×1=2(mol) nguyên tử O
- 2×2=4(mol) nguyên tử N
- 2×4=8(mol) nguyên tử H
Kết luận
Qua bài viết đã tổng hợp đầy đủ về khái niệm, công thức hoá học của phân urê và những ứng dụng cũng như bài tập thường gặp. Chúc các bạn áp dụng tốt vào cuộc sống.