Cách xử lý vết thương hở nhanh chóng tại nhà và những điểm cần lưu ý

Cách xử lý vết thương hở nhanh chóng tại nhà và những điểm cần lưu ý

Thông thường, sẽ có những tinh huống va đập khó tránh được dễ tạo ra các vết thương hở. Vết thương càng sâu sẽ càng dễ nhiễm trùng và dẫn đến biến chứng. Vì vậy, việc trang bị cho mình những cách xử lý vết thương hở sẽ rất cần thiết để tránh dẫn đến tình trạng nặng hơn.

Top 3 Công thức tính mức lọc cầu thận chính xác nhất

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Cách phát hiện và cách xử lý cho trẻ?

Xem thêm

Các bước xử lý viết thương hở

Với những vết thương hở không quá sâu, miệng vết thương nhỏ, tình trạng không quá nặng thì bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà nếu làm đúng cách. 

Dù vậy, không phải lúc nào cũng có thể xử lý vết thương theo quán tính. Việc tuân thủ đúng và đủ những quy trình sau sẽ giúp vết thương của bạn mau lành và an toàn hơn, hạn chế nhiễm trùng cũng như những biến chứng không mong muốn:

Bước 1: Rửa tay

Đảm bảo tay sạch trước khi chạm vào vết thương. Khi tay bạn dính bụi hay bám nhiều vi khuẩn, việc chạm vào vết thương hở sẽ làm tình hình nặng hơn. 

Vì đó, bạn bên rửa tay sạch sẽ đúng cách bằng dung dịch sát khuẩn hoặc cồn y tế có độ cồn thích hợp. Nếu có thể, hãy đeo găng tay y tế để hạn chế chạm vào vết thương.

Cách xử lý vết thương hở
Rửa tay là một trong những bước quan trọng để xử lý vết thương

Bước 2: Cầm máu

Cầm máu càng sớm càng tốt. Chảy máu quá nhiều có thể gây choáng váng, nặng hơn nữa là dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt với những người bị bệnh máu khó đông thì nên có phương pháp xử lý đặc thù. 

  • Có thể dùng khăn sạch, bông y tế để cầm máu. 
  • Nếu vết thương không chảy nhiều máu thì chỉ cần đặt khăn hoặc bông lên trên. 
  • Nhưng nếu vết thương sâu hơn và chảy máu nhiều thì có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế chảy máu quá nhiều.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn hay nước muối sinh lý với nồng độ phù hợp để rửa miệng vết thương. Thời gian thực hiện nên từ 5-10 phút tùy theo độ lớn miệng vết thương, để đảm bảo có thể loại bỏ tất cả bụi bẩn, dị vật, cũng như vi khuẩn khỏi miệng vết thương. 

Nếu vết thương có miệng quá lớn, chảy máu quá nhiều không cầm được, hay có dính những dị vật nguy hiểm như mảnh thủy tinh, mảnh kim loại sắc bén, thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Cách xử lý vết thương hở 2
Làm sạch vết thương để vết thương không bị nhiễm trùng

Bước 4: Sát trùng vết thương

Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo vết thương được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại, tiến nhanh đến quá trình hồi phục. Tuy nhiên, không phải loại thuốc sát khuẩn nào cũng có thể sử dụng được với tất cả các dạng vết thương. Nên chú ý những tiêu chí sau để lựa chọn thuốc sát khuẩn phù hợp:

  • Khả năng kháng khuẩn tốt
  • Không làm kích ứng hay xót vết thương
  • Không làm tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương
  • Có hiệu quả nhanh, làm vết thương nhanh lành lại

Lưu ý: Không nên sử dụng cồn cho vết thương hở. Dù những hoạt chất này có giá thành rẻ và được sử dụng phổ biến, chúng lại gây xót và tiêu diệt cả những tế bào có lợi, làm vết thương lâu hồi phục hơn. Đây cũng là một trong những lầm hiểu rất phổ biến mà nhiều người chưa biết.

Bước 5: Băng vết thương lại

Không phải trong trường hợp nào cũng cần phải băng vết thương lại. Với những vết thương nhỏ không đáng ngại và không ảnh hưởng khi sinh hoạt, bạn có thể để hở thoáng thì sẽ mau lành hơn. Nếu vết thương đủ nhỏ để dùng băng dính cá nhân, bạn cũng có thể dùng. Nhưng nhớ nên thay băng thường xuyên, nhất là sau khi băng bị ướt. Việc để vết thương bị ấm và bít khí lâu dài có thể làm tình hình nặng hơn.

Với vết thương có miệng vừa phải, không quá sâu, bạn có thể dùng băng gạc y tế để băng bó. Nên băng ở mức vừa phải, không quá chặt nhưng vẫn đủ kín để hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Vì băng vết thương chặt quá mức cần thiết dễ gây khó chịu, ách tắc lưu thông máu trong cơ thể. Vẫn nên lưu ý thay băng thường xuyên để đảm bảo vết thương sạch và nhanh hồi phục.

Cách xử lý vết thương hở 3
Băng vết thương cần đúng kỹ thuật, không quá chặt và không quá lỏng

Bước 6: Theo dõi vết thương

Sau khi đã thực hiện đủ các bước trên, bạn vẫn nên theo dõi tình trạng hồi phục của miệng vết thương. Khi thay băng mỗi ngày, nên chú ý đến vết thương đã có tiển triển chưa. Nếu tình trạng hồi phục quá chậm hay có dấu hiệu nặng hơn như sưng hơn hoặc hình thành mủ, nên có biện pháp xử lý kịp thời. 

Tuy nhiên không phải vết thương nào cũng có thể tự xử lý được. Đặc biệt với những vết thương gây ra do vật sắc nhọn và bị rỉ sét, thì bên cạnh việc xử lý vết thương đúng cách, bạn nên đến cơ sở y tế. Ở đó, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ xử lý, tiêm vaccine phòng uốn ván hoặc cho thêm kháng sinh để đảm bảo vết thương nhanh lành hơn và ít nhiễm trùng.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã lý giải những cách xử lý vết thương hở đúng cách, và những biện pháp bạn cần biết trong trường hợp có vết thương hở. Sau vệ sinh và xử lý đúng cách, bạn vẫn nên theo dõi vết thương xem có để lại sẹo không, và can thiệp kịp thời nếu có sẹo hình thành. 

Advertisement
Share