Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi từ lâu đã được nhiều người quan tâm. Bởi tim là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể, hoạt động theo quy trình mang máu và oxy đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Nếu tim dừng hoạt động thì mọi bộ phận trong cơ thể cũng dừng hoạt động.
Rất nhiều người còn thắc mắc tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi, đặc biệt là học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12 khi bắt đầu tìm hiểu về cấu tạo và cách thức hoạt động của tim mạch. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Cấu tạo và chức năng chính của tim người
- TRái tim của người trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 10 – 15cm
- Trái tim của nữ giới có trọng lượng trung bình khoảng 150 – 300g
- Trái tim của nam giới có trọng lượng trung bình khoảng 300 – 350g
Mỗi ngày tim hoạt động bơm khoảng 7.600 lít máu vào những mạch máu có độ dài lên đến 100.000km
Tim được cấu thành từ một loại cơ đặc biệt, nên được gọi là cơ tim. Cấu tạo của tim được chia thành 4 phần bao gồm:
- Nửa trên: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải: Đều là thành mỏng, được ngăn cách bởi vách liên nhĩ, nhĩ phải nhận nhiệm vụ truyền máu đổ về từ tĩnh mạch chủ trên và dưới xuống tâm thất phải, còn nhĩ trái nhận máu trở về từ phổi đưa xuống thất trái
- Nửa dưới: Tâm thất trái và tâm thất phải: 2 tâm thất này thường có thành đáy dày, được ngăn cách bởi liên thất, đóng vai trò quan trọng trong việc bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải bơm máu vào động mạch phổi để nhận oxy và thải khí co2, tâm thất trái bơm máu lên cung động mạch chủ để máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.
Vị trí và hình dạng của tim mạch
Tim được đặt ở khoang giữa trung thất trong lồng ngực, nó nằm phía dưới lồng xương sườn, chếch về bên trái xương ức và nằm giữa 2 lá phổi
Nhìn từ bên ngoài cơ thể, bạn có thể dễ dàng nhận biết tim được hình thành từ cơ tim. Những cơ tim hoạt động co bắp mạnh mẽ và bơm máu đi khắp cơ thể. Trên bề mặt của tim là động mạch vành, nó có vai trò cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim.
Ngoài ra, các mạch máu đi vào tim gồm tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, và tĩnh mạch phổi. khi động mạch phổi ra khỏi tim sẽ mang theo máu với hàm lượng oxy thấp đến phổi, máu từ động mạch chủ thoát ra tim và mang theo máu giàu oxy đến những bộ phận còn lại trên cơ thể.
Bên trong tim được chia thành 4 khoang rỗng, 2 bên ngăn cách bởi vách ngăn. Mỗi phần nửa trái và phải của tim lại tiếp tục được chia thành 2 buồng khác nhau bao gồm tâm nhĩ và tâm thất. 2 buồng này liên kết với nhau có chức năng co bóp và thư giãn để bơm máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.
Khi máu ra khỏi mỗi buồng tịm sẽ đi qua van tim. Van tim thì gồm 4 loại là van hai lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van pilmonic. Trong đó , van 3 lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, còn van 2 lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, động mạch chủ và van động mạch chủ nằm ở giữa tâm thất và mạch máu chính của cơ thể.
Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi dựa vào cách thức hoạt động của tim như sau:
Chu kỳ tim là hoạt động của tim con người từ đầu của một nhịp tim đến đầu nhịp tim tiếp theo. Một chu kỳ tim hoạt động gồm 3 pha tương đương = 0.8s
- Pha co 2 tâm nhĩ tương đương 0.1s, thời gian nghỉ 0.7s
- Pha co 2 tâm thất tương đương 0.3s, thời gian nghỉ 0.5s
- Pha giãn chung tương đương 0.4s, thời gian nghỉ 0.4s
Ví dụ: nhịp tim của người khỏe mạnh có tỷ lệ là 70 – 75 nhịp mỗi phút, mỗi chu kỳ tim hoặc nhịp tim mất khoảng 0.8s để hoàn thành xong 1 chu kỳ
Nhờ vào thời gian từng ngăn tim nghỉ dài hơn thời gian tim hoạt động. Do đó tim hoạt động suốt đời mà không hề mỏi mệt. Như vậy, nếu chúng ta có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ tốt thì tim hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh. Bộ phận nào cũng vậy, nếu như hoạt động cả ngày cả đêm mà được chăm sóc chu đáo sẽ không mệt mỏi, nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì sức bền sẽ dần yếu đi, tuổi tác càng cao thì cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động yếu dần. Bởi vậy do thời trẻ lao động quá nhiều, ăn uống ngủ nghỉ không điều độ chính là lý do khiến cho nhiều người cao tuổi mắc phải những bệnh lý về tim mạch.
Cách bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh
- Tập thể dục thể thao: Mỗi ngày đều đặn tập thể dục 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 5 buổi sẽ giúp trái tim luôn khỏe mạnh và giúp giảm cân nhanh chóng
- Nói KHÔNG với thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá, thuốc lào có thể gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành. Do vậy, nên bỏ thuốc lá sớm nhất để tránh những độc hại xâm nhập vào cơ thể làm hại tim
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung những thực phảm tốt cho cơ thể như cá, rau củ, trái cây… hạn chế chất béo, muối và calo. Chọn thịt nạc, sữa ít béo, tránh những thức ăn nhanh vì chứa nhiều muối và chất béo.
- Giảm căng thẳng, áp lực: Stress ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, khi bị stress sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động của tim mạch, tăng huyết áp, tăng lượng máu bơm lên cơ quan trên cơ thể
- Hạn chế tối đa đồ uống có cồn: Rượu, bia không chỉ khiến con người bị say xỉn mà nó còn chứa nhiều calo khiến bặn tăng cân và tim mạch hoạt động nhiều hơn.
- Ngủ nghỉ đúng giờ giấc: Hoạt động ăn, ngủ theo đúng giờ giấc sẽ giúp, không ngủ muộn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân như huyết áp, cholesterol trong máu, phòng và điều trị bệnh về tim mạch.
>>Xem thêm: Huyệt thần môn là gì? Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt như thế nào?
Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi và xây dựng lên chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học để tránh mắc phải những bệnh về tim mạch. Đặc biệt đối với những gia đình có người mắc bệnh tim mạch sẽ có cách cải thiện tốt nhất.