Bệnh giun đũa đã là căn bệnh quá phổ biến hiện nay, đặc biệt ở trẻ em. Vậy căn bệnh này gây ra hậu quả như thế nào. Giun đũa là loại ký sinh trùng gì và vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
Xem thêm:
Vì sao giai cấp Tư Sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước Thuộc Địa?
Vì sao Sông Ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối Xuân đầu Hạ?
Xem chút về Lích sử và Địa lý
Tìm hiểu về giun đũa
Trước khi tìm hiểu vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa, chúng ta cần phải hiểu rõ về loại ký sinh trùng này. Giun đũa có tên khoa học Ascaris lumbricoides. Đây là loại ký sinh trùng có kích thước lớn nhất ở người và có khả năng gây bệnh. Giun đũa khi trưởng thành sẽ có thân dạng hình ống và tròn, đuôi và đầu nhọn, có màu trắng hoặc hồng nhạt. Kích thước chiều dài của con cái trưởng thành là 20-27cm. Con giun đũa đực có kích thước chiều dài trưởng thành là 15-20cm. Bên ngoài giun đũa có lớp vỏ cutin giúp bảo vệ nó khỏi dịch tiêu hóa của vật chủ.
Giun đũa có cấu tạo bên trong như thế nào?
Thành cơ thể của giun đũa được bao bọc bởi lớp biểu bì và có cơ dọc phát triển.
Khoang cơ thể của giun đũa bao gồm 2 thành phần chính:
- Ống tiêu hóa nối liền miệng, ruột và hậu môn.
- Tuyến sinh dục của giun dài và có hình cuộn khúc.
Giun đũa di chuyển như thế nào trong môi trường ký sinh?
Vì chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa hạn chế di chuyển.
Nhờ hoạt động công- duỗi cơ thể mà giun đũa có thể chui và sống trong môi trường ký sinh.
Bộ phận giun đũa thường ký sinh là ruột non ở người, đặc biệt là ở trẻ em. Giun đũa sẽ gây đau bụng hoặc thậm chí là tắc ruột, tắc ống mật.
Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
Qua chia sẻ về cấu tạo của giun đũa phía trên, chắc hẳn bạn cũng đã tự giải đáp được thắc mắc vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa. Nhờ cấu tạo bên ngoài có lớp vỏ cutin mà giun đũa tránh được sự ảnh hưởng của dịch tiêu hóa bên trong cơ thể người.
Những đối tượng có thể bị nhiễm giun đũa
Có thể thấy khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam chính là điều kiện thuận lợi để giun đũa phát triển. Đặc biệt những ca nhiễm giun đũa thường tập trung ở các vùng có kinh tế kém phát triển, điều kiện vệ sinh kém, phân người không được xử lý hợp lý mà thải ra ngoài môi trường hoặc dùng để làm phân bón cho cây. Giun sẽ đẻ trứng trong đất. Trứng giun sau khi phát triển sẽ bám trên bề mặt rau củ quả.
Đối với người dân có kiến thức vệ sinh kém, thường xuyên đi chân đất, tiếp xúc môi trường ngoài mà không dùng đồ bảo hộ, không vệ sinh sạch sẽ tay khi đi từ môi trường bẩn về, ăn rau sống mà chưa qua xử lý vệ sinh,… Đặc biệt, trẻ em sẽ có nguy cơ nhiễm giun đũa cao hơn người lớn.
Các triệu chứng khi mắc bệnh giun đũa
Các triệu chứng khi nhiễm giun đũa khá giống với các bệnh khác, nên nếu không để ý kỹ bạn sẽ không phát hiện ra.
Ở trẻ em, khi bị giun đũa xâm nhập vào cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân,…
Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến bé bị tắc ruột. Lúc này, bé sẽ phải gánh chịu các cơn đau quằn quại kèm theo táo bón. Khi giun đi quan ống mật sẽ gây tắc mật, sỏi đường mật hay viêm đường mật. Nếu chúng xuống đến ruột thừa sẽ gây viêm ruột thừa cao cấp.
Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu như khó thở, đau họng, ho,… thì có thể giun đũa đã xâm nhập vào phổi.
Thậm chí từng ghi nhận một số trường hợp, giun đũa chui ra cơ thể người bệnh qua phân, mũi hoặc khi đang ho.
Bệnh nhân bị nhiễm giun đũa sẽ được điều trị như thế nào?
Có thể sử dụng biện pháp tẩy giun sán để điều trị cho giun đũa.
Nếu bị tắc ruột, bệnh nhân sẽ được hút thông mũi, dạ dày và sau đó là bổ sung nước, điện giải. Đợi sau khi nhu động ruột hồi phục như ban đầu thì có thể áp dụng phương pháp tẩy giun sán.
Trường hợp bệnh nhân nhiễm giun đường mật thì cần điều trị nội khoa. Quá trình điều trị nội khoa cũng tương tự như điều trị tắc ruột (hút thông dạ dày – bổ sung nước và điện giải), nhưng sau đó sẽ kết hợp sử dụng thêm kháng sinh.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ tại sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa. Bệnh giun đũa không khó điều trị nhưng nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng ta. Vì thế, nếu có bất kỳ biểu hiện bệnh nào hãy đến khám bác sĩ ngay, đồng thời nâng cao vệ sinh trong quá trình sinh hoạt để tránh bị nhiễm.