Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?

Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?

Các loài động vật thần mềm và chân khớp là những động vật phổ biến thường sống trong nước. Cái loài động vật này còn được gọi là loài có hệ tuần hoàn hở. Lý do vì sao hệ tuần hoàn của các loài thân mềm và loài chân khớp là hệ tuần hoàn hở, bài biết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.

Xem thêm:

Vì sao Đồng Bằng Bắc Bộ trồng được nhiều rau xứ lạnh?

Top 15+ đồ trang trí phòng ngủ độc lạ, đẹp mắt

Ngành thân mềm là gì?

Trước khi tìm hiểu vì sao hệ tuần hoàn của các loài thân mềm và loài chân khớp là hệ tuần hoàn hở thì chúng ta cần hiểu hơn về ngành thân mềm và ngành chân khớp là gì. Ngành thân mềm có danh pháp khoa học là Molllusca, nó còn có tên gọi khác là thân nhuyễn hay nhuyễn thể.

Khái niệm

Đây là một ngành có đặc điểm cơ thể là mềm, bên ngoài có thể có vỏ đá vôi để bảo vệ và nâng đỡ cơ thể. Tùy theo đặc điểm loài và môi trường, thói quen sinh sống và cấu tạo cơ thể và vỏ đá vôi cũng khác nhau.

Số lượng

Chỉ tính ở các vùng nhiệt đới, ngành thân mềm có hơn 93 nghìn loài còn sống và 70 nghìn loài hiện đã tuyệt chủng. Đơn cử có thể kể đến một số đại diện như nghao, sò, ốc, hến, mực, trai, …Các loài này thường sống ở mỗi trường nước nói chung, từ sông suối kênh rạch đến biển. Đôi khi có một số loài sống chủ yếu trên cạn.

Với số lượng loài rất lớn, ngành thân mềm này có độ đa dạng rất cao về cấu trúc sinh học cũng như về kích thước cơ thể. Tính cả 2 lớp đã tuyệt chủng thì ngành này có thể được chia thành 9 hoặc 10 lớp.

Đặc điểm

Các loài ngành thân mềm thường có một số đặc điểm chính như sau:

  • Cơ thể khá mềm, không phân đốt, không có xương. Sau lưng thường có một lớp da được gọi là áo phủ lên trên. Đặc điểm này chỉ xuất hiện ở duy nhất ngành thân mềm, điều rất dễ phân biệt chúng với các loài khác.
  • Cơ quan hô hấp (mang, …) nằm ở khoang áo. Khoang này sẽ nằm giữa phần áo và cơ thể chính.
  • Với nhiều loài thân mềm, vỏ đá phôi phủ bên ngoài được hình thành do dịch tiết ra từ lớp áo. Chân của thân mềm thực chất là một túi lồi ở mặt bụng. Phần này thường có cơ phát triển, có khả năng giúp cơ thể di chuyển.
  • Hệ thần kinh của thân mềm là hạch thần kinh phân tán, gồm các đôi hạch có dây thần kinh nối với nhau.
  • Hầu hết thân mềm là loài phân tính, một số loài đặc biệt là lưỡng tính.
  • Các loài thân mềm đều có phần tim được chia ngăn và hệ tuần hoàn hở.
Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và thân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở 2
Những loài vật ngành thân mềm

Ngành chân khớp là gì?

Chân khớp là ngoài rất quan trọng trong hệ sinh thái biển, nước ngọt cũng như trên đất liền và trong không khí. Đây cũng là một trong hai nhóm động vật có thể thích nghi trong môi trường khô hạn, một loài khác là bò sát, chim và thú.

Khái niệm

Động vật chân lớp (chân đốt) là những loài không có xương sống. Thay vào đó, chúng có một bộ xương ngoài, một cơ thể chia đốt và những đốt phụ. Ngành chân khớp gồm 4 phân nghành và được chia thành 15 lớp.

Côn trùng cũng là một phân nhóm trong động vật chân khớp.

Số lượng

Về số lượng, có hơn 1.170.000 loài chân khớp đã được tìm thấy. Đây là một con số khổng lồ, chiếm tới hơn 80% những loài động vật hiện còn sống. Vì tổng số quá lớn, chúng gây khó khăn cho việc tính toán thực tế số lượng loài chân khớp hiện còn sống là bao nhiêu.

Đặc điểm

Dù có số lượng loài khổng lồ, hầu hết các động vật chân khớp vẫn có chung một cấu trúc cơ thể.

  • Có bộ khung xương ngoài cứng được cấu tạo từ chitin. Một số loài có lipid, protein và canxi cacbonat tham gia vào quá trình cấu tạo xương. Bộ xương này có khả năng bảo vệ chúng khỏi những va chạm bên ngoài môi trường, cũng như giúp cơ thể phát triển. Xương không thể tự lớn lên, nên nó sẽ được thay thế liên tục trong suốt vòng đời loài chân khớp. Đây cũng chính là quá trình lột da ta thường thấy, là lúc chân khớp bỏ đi lớp xương cũ để thay thế lớp xương mới phù hợp hơn.
  • Một số loài có đầu và ngực nhập làm một. 
  • Trước đây động vật chân khớp thời tiền sử có phần khớp chân, nhưng hiện nay đã tiến hóa thành miệng, cơ quản sinh sản hoặc râu.
  • Một số loài có cơ quan cảm giác phát triển rất tốt. Hầu hết loài có mắt hợp chất, một số loài có mắt đơn giản.
  • Chân đốt có hệ thống tuần hoàn hở, tức là không có mạch máu. Hệ tuần hoàn này bao gồm một ống tim và một hemocoel hở dùng để chứa máu.
  • Các loài chân đốt cũng có phần ruột khá hoàn thiện với 2 lỗ gồm 1 là miệng và 1 là hậu môn.
Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và thân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở 4
Những loài vật ngành chân khớp

Vì sao hệ tuần hoàn của các loài thân mềm và loài chân khớp là hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp thường được gọi là hệ tuần hoàn hở. Nguyên nhân chính là vì giữa động mạch (mạch đi từ tim) và các tĩnh mạch (mạch đi đến tim) không có phần mạch nối. Tức là chúng không có mao mạch để vận chuyển máu đi khắp cơ thể như các loài khác. Thay vào đó, sau khi trao đổi chất, phần dịch tuần hoàn này sẽ được đổ thẳng vào xoang cơ thể để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình trao đổi chất.

Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và thân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở 6
Hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp hở vì giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối

Lời kết

Như vậy, trong bài viết trên đây, chúng tôi đã giải thích cụ thể về đặc điểm các ngành thân mềm, chân khớp, cũng như nguyên nhân vì sao hệ tuần hoàn của các loài thân mềm và loài chân khớp là hệ tuần hoàn hở. Để biết thêm thông tin rõ hơn, bạn có thể tiếp tục tìm đọc các bài viết khác về những loài này.

Advertisement
Share