Có rất nhiều người sử dụng sai từ khi chúng có âm phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau. Cũng như tập trung hay tập chung mới là đúng chính tả? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả Tiếng Việt?
- Chân thành hay trân thành đúng chính tả? Cách dùng chuẩn nhất
- [Giải đáp] Dang tay hay giang tay đúng chính tả? 90% chọn SAI
- Che giấu hay che dấu? Che hay tre? Cách nhận biết và ví dụ
Tập trung hay tập chung đúng chính tả?
Việc phân tích từ rất quan trọng để thấy được rằng đâu là từ đúng đâu là từ sai chính tả. Chúng ta cùng mổ xẻ và phân tích hai từ “tập trung” và “tập chung”.
Phân biệt “trung” và “chung”, ý nghĩa từ “tập”
Trước tiên chúng ta cần phân biệt giữa hai từ gần giống cách phát âm nhưng hoàn toàn khác nghĩa.
“Trung” thường được hiểu là ở giữa của một không gian, mức độ, thường nó sẽ nằm ở khoảng giữa.
Ví dụ: Trung tâm, tầm trung, hạng trung, trung niên
Ngoài ra cũng có thể hiểu là một lòng một dạ với người có vị thế cao hơn hoặc tôn giáo.
Ví dụ: trung thành, một tấm lòng trung,…
“Chung” nếu là một danh từ được hiểu là chén rượu, người ta hay dùng chung rượu. Còn nếu là một động từ thì được hiểu là chung một cái gì đó với nhiều người.
Ví dụ:
- Chúng ta dùng chung cái thước này nhé
- Chung tiền làm ăn
“Tập” thường dùng để ghép với những từ khác để tạo nên từ có nghĩa. Thường nó được hiểu là hội tụ một thứ gì đó.
Ví dụ: Tập hợp, học tập, tập quán,…
Tập trung là gì?
Như vậy, khi ghép hai từ “tập” và “trung” thì ta được một từ có nghĩa. Tập trung là việc dồn hết ý chí, quyết tâm vào một thứ hay một việc gì đó.
Tập trung chính là từ đúng chính tả và có trong từ điển Tiếng Việt.
Tập chung là gì?
Nghe thì có vẻ là đúng nhưng từ “tập chung” là từ sai chính tả. Vì khi ghép hai từ lại với nhau nó sẽ trở thành từ vô nghĩa, không phù hợp với văn phong và ý nghĩa của chúng.
Nguyên nhân đẫn dến việc nhầm lẫn từ tập trung và tập chung
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hai lý do cơ bản khiến cho bạn nhầm lẫn giữa hai từ này:
- Thứ nhất là do cách phát âm không chuẩn. Âm “tr” và “ch” chỉ khác nhau một chút về âm điệu. Chính vì vậy có rất nhiều từ nếu sử dụng các từ có liên quan gây dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Chồng/trồng, chở/trở, trung/chung,…
- Thứ hai là do cách viết sai, do không hiễu rõ về nghĩa từng từ đơn nên cũng rất dễ gây nhầm lẫn.
Cách khắc phục và một vài ví dụ về tập trung hay tập chung
Vậy thì để khắc phục chúng ta nên:
- Luyện phát âm chuẩn, phát âm chuẩn ngay từ ban đầu thì người nghe cũng sẽ không bị nhầm lẫn.
- Luyện đọc, viết thật nhiều để trau dồi kiến thức từ vựng, từ đó hình thành được thói quen sử dụng từ. Tiếp xúc càng nhiều chúng ta càng nhớ được lâu hơn và tốt hơn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa, khi bạn quá phân vân giữa việc lựa chọn từ nào cho phù hợp hãy nghĩ tới phương án sử dụng từ đồng nghĩa ngay. Tiếng Việt rất phong phú chính vì vậy chúng ta cũng rất dễ khi lựa chọn một từ đồng nghĩa để thay thế cho từ khó sử dụng.
Ví dụ về tập chung hay tập trung:
- Tập chung là sai chính tả
- Tập trung làm việc thật nhanh
- Mọi người ra sân trường tập trung
- Tập trung xây dựng công trình cho nhanh xong
Kết luận
Tập trung là từ đúng chính tả. Sau khi đọc toàn bộ bài viết, chúng ta không cần phân vân giữa tập trung hay tập chung nữa. Chúc các bạn sử dụng từ được tốt và phong phú hơn.