Cách vẽ sơ đồ tư duy dễ thương, đẹp nhìn là muốn học bài ngay!

Cách vẽ sơ đồ tư duy dễ thương, đẹp nhìn là muốn học bài ngay!

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, việc sử dụng sơ đồ tư duy được xem là một phương pháp hữu ích trong việc ghi nhớ những công thức, bài học. Đáng ngạc nhiên là sơ đồ tư duy dễ thương nhiều màu sắc sẽ giúp não bộ của bạn tư duy hơn và học bài dễ nhớ hơn. Vì vậy, hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người cách vẽ sơ đồ tư duy dễ thương vừa đẹp vừa đơn giản. 

Xem thêm:

1. Khái niệm cơ bản về sơ đồ tư duy? 

Từ lâu sơ đồ tư duy cũng được sử dụng rất nhiều trong các cuộc họp, hay nghiên cứu một tổ chức nào đó (như sơ đồ tổ chức của một công ty, hay dự án).  Đây cũng chính là phương tiện hỗ trợ người dùng tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Khi một văn bản quá dài, chúng ta không thể nắm hết những ý chính để học và ghi nhớ. Chính vì vậy, sơ đồ tư duy giúp chúng ta nhớ một cách chi tiết, tổng hợp những ý chính và phân tích một vấn đề nào đó thành một dạng sơ đồ phân nhánh các danh mục.

Sơ đồ tư duy còn được gọi với cái tên tiếng anh là Mindmap. Hiểu nôm na là một phương pháp ghi chú sáng tạo theo hình dạng rễ bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn keyword. Mỗi một nhánh được thể hiện một màu sắc khác nhau giúp con người tiếp cận và ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ sơ đồ mà con người có thể hình dung và tưởng tượng phong phú để tư duy một cách khoa học và logic hơn.

Sơ đồ tư duy dễ thương
Sơ đồ tư duy đang được áp dụng rất nhiều trong công việc và học tập

2. Cách để vẽ một sơ đồ tư duy dễ thương đơn giản 

Ngày nay, có rất nhiều dạng sơ đồ tư duy nhiều màu sắc đa dạng và phong phú cách trình bày. Nhưng để vẽ một sơ đồ tư duy dễ thương ngắn gọn, nhìn vào không rối mắt, đòi hỏi bạn phải lọc thông tin một cách khoa học, để điền thông tin không bị rối. Vì thế sau đây là các bước để các bạn tham khảo để vẽ một sơ đồ tư duy dễ thương đẹp mắt và dễ nhìn.

2.1. Những dụng cụ cần thiết để vẽ một sơ đồ tư duy dễ thương

  • Một tờ giấy khổ lớn: để vẽ và điền hết lượng thông tin thì chúng ta cần một tờ giấy lớn, để tránh tình trạng thiếu giấy sẽ dẫn đến sơ đồ thiếu ý và tốn thời gian vẽ lại.
  • Bút lông nhiều màu (có thể sử dụng hộp bút 12 màu): giúp chúng ta có thể trang trí và phân chia từng nhánh nhỏ trực quan và đặc sắc hơn.
  • Ý tưởng (hay chủ đề bài học): thường sử dụng là những chủ đề liên quan đến bài học, công việc hay dự án riêng của bạn.
Sơ đồ tư duy dễ thương 2
Những dụng cụ cần thiết làm sơ đồ tư duy như bút bi, giấy, bút màu…

2.2. Các bước vẽ sơ đồ tư duy dễ thương 

2.2.1. Bước  1: Lên ý tưởng chủ đề chính và quan trọng nhất của sơ đồ tư duy

Đầu tiên, bạn phải xác định được phần trung tâm của chủ đề của sơ đồ tư duy bỏi nó là chủ thể đại diện cho chủ đề mà bạn chuẩn bị triển khai. Ví dụ: chủ đề axit, lực hấp dẫn là gì?, những từ đi kèm với go, nghiên cứu về tâm lý học hành vi,….

Chủ đề lớn sẽ được đặt ở vị trí trung tâm và sử dụng hình ảnh to nhất ở giữa, màu tô cũng đậm và rõ nhất. Để chúng ta có thể nắm được chủ đề hôm nay học là gì.

Sơ đồ tư duy dễ thương 3
Lên ý tưởng chi tiết để làm sơ đồ tư duy

2.2.2. Bước 2: Triển khai các nhánh lớn để phát triển chủ đề trung tâm

Bạn dùng bút phác họa những nhánh lớn có liên quan đến chủ đề. Nhánh lớn gồm mấy ý chính thì bạn vẽ ra hết, chia đều ra vẽ để lát vẽ nhánh phụ không bị dính với nhánh khác. Vẽ sơ bộ đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề trung tâm và nối chúng với những nhánh lớn lúc nãy.

Sử dụng những đường dày nét hơn cho những nhánh chính. Độ dày của nhánh thể hiện tầm quan trọng của mạng lưới hệ thống của sơ đồ tư duy dễ thương.

2.2.3. Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy dễ thương bằng cách nhánh phụ có nội dung chi tiết.

Để phát triển sơ đồ tư duy từ các nhánh có nội dung chi tiết từ mỗi ý lớn thì ta phải phân nhánh và mở rộng nhiều nhánh nhỏ để tạo sự chi tiết cho chủ đề đó.

Phát triển từ nhánh lớn sang nhánh nhỏ thì phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của chủ đề đó, sao cho chủ đề phải đồng nhất và phải logic xuyên suốt theo chủ đề đó.

Ví dụ như: chủ đề “từ đi kèm với go”, nhánh lớn như là: nghĩa của từ go, go có mấy dạng, go dùng trong trường hợp nào, vân vân. Nhánh nhỏ bạn phân tích từ các nhánh lớn như: go đi kèm với từ nào, nghĩa của từ đi kèm đó, các dạng đi kèm với go,…

2.2.4. Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ, tô đậm những đường chính với nhiều màu sắc và thêm các hình minh họa

Sau khi hoàn thành xong các nhánh lớn, nhánh nhỏ trên thì bạn cần bổ sung thêm hình ảnh minh họa. Nhằm giúp cho bạn khi học dễ liên tưởng trực quan hơn và nhớ bài lâu hơn.

Hãy tô đậm màu sắc cho các nhánh lớn, nhánh phụ tô mảnh hơn một chút. Trong mỗi nhánh có các mã màu riêng sẽ giúp bạn định hình một cách tổng quát và dễ hình dung hơn. Bạn có thể sử dụng màu nhũ, bút kim tuyến và tạo điểm nhấn cho các đường cong. Để phân chia các vùng màu sắc để nhìn sơ đồ tư duy dễ thương được dễ dàng hơn. 

Hoặc bạn cũng có thể thêm những kí hiệu riêng cho bản thân, miễn sao cho bạn dễ nhớ.

Sơ đồ tư duy dễ thương 4
Mẫu sơ đồ tư duy học tập môn Toán

Lời kết

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn các bước vẽ sơ đồ tư duy dễ thương đơn giản. Bạn có thể áp dụng các bước trên để thực hiện cho bản thân phương pháp mới để học bài và ghi nhớ những bài học, tác phẩm hiệu quả hơn. Sử dụng hình ảnh vào trong sơ đồ tuy duy cũng rất tốt cho não bộ, bạn nên thêm nhiều vào nhé. 

Advertisement
Share