Trong chuỗi các sự kiện lịch sử của nước ta có nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng, một trong các sự kiện đặc biệt nhất chắc hẳn phải kể đến Lý Thái Tổ dời đô về Đại La. Tuy nhiên, hậu thế chúng ta vẫn còn thắc về quyết định này của vua Lý Thái Tổ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp vì sao vua lý thái tổ dời đô về đại la.
Xem thêm:
- Vì sao Đồng Bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
- Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng
- Vì Sao Tây Ban Nha Tham Gia Liên Quân Với Pháp Xâm Lược Việt Nam
- Vì sao Tư Bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển Giao Thông Vận Tải?
Sự ra đời của nhà Lý
Sau khi Lê Hoàn mất vào năm 2005, Lê Long Đĩnh được tôn làm vua. Tuy nhiên, thời gian trị vì của Long Đĩnh chỉ vỏn vẹn 4 năm. Ông mất vào năm 1009, sau đó Lê Công Uẩn được tôn làm vua và lập ra nhà Lý.
Lý Công Uẩn lên ngôi với niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Ngoài niên hiệu là Thuận Thiên, vua Lý còn có các niên hiệu khác như: Thiên Mệnh, Thiên Phúc, Thái Bình, Thuận Thiên.
Đến năm 1054, vua Lý Công Uẩn đổi tên nước ta thành Đại Việt. Dưới thời Lý, vua nắm hầu như mọi quyền hành và theo chế độ cha truyền con nối. Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, cấp dưới là huyện và xã.
Quá trình dời đô của nhà Lý
Sau 1 năm lên ngôi hoàng đế, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Để dời đô cần phải trải qua quá trình tìm đất, nghị bàn và dời đô, quá trình này được lịch sử ghi chép là diễn ra khá khẩn trương.
Lúc bấy giờ có 2 đường để dời đô là: đường bộ và đường thủy. Không có bất cứ ghi chép lịch sử nào cho biết đường mà nhà Lý dời đô. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà sử học thời nhà Lý dời đô bằng đường thủy vì đường thủy là con đường dời đô an toàn nhất để vận chuyển toàn bộ bộ máy triều định từ con người đến vật dụng.
Giải thích vì sao vua lý thái tổ dời đô về đại la
Theo nghiên cứu và phân tích, các nhà sử học cho rằng việc Lý Thái Tổ dời đô về Đại La có thể là vì những nguyên nhân sau:
- Vị trí của kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình của đất nước hiện tại.
- Đại La có vị thế địa lý phù hợp hơn, nằm ngay trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi giao thoa kinh tế – văn hóa của 3 miền và hội tụ tinh hoa của đất trời. Đại La có sự ổn định về chính trị, là cầu nối tốt để đưa kinh tế của đất nước đi lên.
Ý nghĩa của việc dời đô
Ý nghĩa lịch sử
Có thể thấy việc dời đô về Đại La không chỉ đơn thuần là dời kinh đô đến một nơi khác mà còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của các vị vua của nước ta ngày xưa hơn 1000 năm về trước. Việc dời đô về Đại La giúp đem lại sự phồn vinh, trường kỳ cho con cháu muôn đời sau, bằng chứng cho việc này chính là sự thịnh vượng của Hà Nội ngày nay. Kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thì Thăng Long vẫn tiếp tục là kinh đô vào thời nhà Trần, Hậu Lê, Lê Trung Hưng và đến nay đã trở thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam.
Sử gia Ngô Thì Sĩ từng nhận xét về kinh đô Thăng Long là nơi sau lưng có núi, trước mặt có biển. Địa hình vừa rộng vừa dài, hùng mạnh mà lại hiếm. Việc dời đô về Đại La đã tạo nên một cột mốc lịch sử trọng đại trong suốt 1000 năm lịch sử của nước ta và là một bước ngoặt hào hùng của dân tộc ta.
Ý nghĩa kinh tế
Đại La là vùng đất phồn thịnh, không chịu ảnh hưởng và thiệt hại từ thiên tai lũ lụt, ngập úng. Nhờ vậy, việc canh tác nông nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, địa hình ở đây bằng phẳng nên thuận lợi cho việc di chuyển để giao thương, buôn bán. Địa hình thuận lợi cũng sẽ giúp nhà nước dễ dàng quản lý địa phương và kiểm soát việc nộp thuế hơn.
Ý nghĩa chính trị
Việc dời đô về Đại La đánh dấu ở đầu một triều đại mới thành lập, mở ra một thời kỳ thịnh vượng mới. Việc dời đô cũng là một việc lớn của bậc đế vương được lưu truyền sử sách.
Ngoài ra, nếu chiêm nghiệm sâu sắc, việc dời đô còn là một lời chê bai, phủ định các triều đại trước – cụ thể ở đây là triều Đinh và Tiền Lê để khẳng định vị thế của nhà Lý. Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc điều này không phải là vi phạm truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta sao? Câu trả lời là không nhé. Vào thời Đinh và tiền Lê, đất nước ta thái bình, nhân dân no ấm nhưng những vua vẫn không chịu dời đô.
Hơn nữa, vị trí địa lý của Đại La gần với quê hương của vua Lý Thái Tổ. Việc dời đô về đây cũng là một cách để giúp quê hương mình phát triển, củng cố địa vị của mình.
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu được lý do vì sao vua lý thái tổ dời đô về đại la. Các quyết định của ông cha ta ngày xưa không phải tự nhiên mà đều là mưu đồ lớn cho sự phát triển của con cháu chúng ta sau này. Từ đó có thể trân trọng hơn cuộc sống hòa bình và những giá trị tinh thần mà ông cha ta để lại.