Khi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung, chắc hẳn bạn cũng quen thuộc với các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ cách mạng giải phóng dân tộc là gì không? Và vì sao phải theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc để giải phóng dân tộc.
Xem thêm:
- Vì Sao 1960 Được Gọi Là Năm Châu Phi?
- Tại sao gọi là trật tự hai cực Ianta? Giải thích chi tiết nhất
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Nguyên nhân hình thành là gì?
- Cách mạng vô sản là gì? Ứng dụng cách mạng vô sản như thế nào?
Khái niệm cách mạng giải phóng dân tộc là gì?
Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của nước ngoài để giành lại quyền độc lập, tự do dân tộc.
Trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời, các nước thuộc địa đô hộ đều phát động các phong trào giải phóng dân tộc để thoát khỏi sự thống trị của các thế lực bên ngoài.
Đến thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân ra đời, bành trướng tăng cường các cuộc đấu tranh để mở rộng thuộc địa. Chúng áp bức, bóc lột các nước thuộc địa. Điều này đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc ở các nước thuộc địa. Mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân ngày càng tăng cao. Phong trào giải phóng dân tộc thời điểm này có quy mô rất lớn. Đặc biệt các phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi đều giành được sự thành công vào thế kỷ XIX.
Chế độ đế quốc bành trướng mạnh mẽ vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc phát triển thêm mạnh mẽ ở Châu Á, Châu Phi và các nước Mỹ Latinh.
Sau khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2 kết thúc, chủ nghĩa thực dân bị suy yếu, nên các phong trào giải phóng dân tộc ngày càng mạnh mẽ hơn. Khoảng thời gian này, nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập, họ vẫn phải tiếp tục kiên trì đấu tranh để giữ gìn sự độc lập đó.
Cách mạng giải phóng dân tộc diễn ra với mục tiêu là gì?
Để hiểu rõ cách mạng giải phóng dân tộc là gì, chúng ta phải nắm rõ mục tiêu của cuộc cách mạng này. Mục tiêu chính của các phong trào giải phóng dân tộc chính là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân/chủ nghĩa đế quốc và giành lại sự độc lập của dân tộc mình. Cũng vì vậy mà người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước và chọn tin tưởng vào quốc tế thứ 3 với chủ trương giải phóng dân tộc.
Mục tiêu cấp thiết của cuộc cách mạng không phải là giành lại quyền lợi cho tầng giai cấp mà là giành lại quyền lợi chung cho toàn dân tộc. Điều này mới đáp ứng được xu thế của thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Lực lượng tham gia cách mạng giải phóng dân tộc là gì?
Với khái niệm cách mạng giải phóng dân tộc được nêu trên, bạn có đoán được lực lượng chính tham gia vào cách mạng giải phóng dân tộc là gì không? Cách mạng giải phóng dân tộc chính là sứ mệnh của toàn bộ giai cấp bị áp bức bóc lột. Vì thế, toàn bộ nhân dân phải đoàn kết, toàn các giai cấp sĩ – công – nông – thương đều phải đồng lòng hợp tác để tạo nên sức mạnh đoàn kết lớn. Trong đó, giai cấp công – nông chính là linh hồn của cách mạng.
Trong suốt quá trình làm cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh về quan niệm ”lấy dân làm gốc”, “có dân là có tất cả”.
Khi nói về lực lượng tham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đây là cuộc cách mạng của toàn dân, không phân biệt giai cấp sĩ – công – nông – thương. Nên tất cả phải cùng hợp tác chống lại thực dân xâm lược.
Trong đó, lực lượng đông đảo và nòng cốt chính là công nhân và nông dân. Vì thế, tạo động lực cho công nhân và nông dân là vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mình xem nhẹ sự tham gia cách mạng của các giai cấp và tầng lớp khác. Các gia cấp như: tiểu tư sản, tư sản dân tộc và giai cấp địa chủ chính là đồng minh của cách mạng.
Con đường thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc là gì?
Để cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Có thể thấy các cuộc cách mạng ở nước ta trong khoảng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đều thất bại dù đã thử nhiều con đường khác nhau. Vì thế, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và nghiên cứu các cuộc cách mạng khác trên thế giới, trong đó đặc biệt là cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga. Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản và giành được thắng lợi vẻ vang. Điều này không chỉ giúp người dân Nga giành lại được độc lập dân tộc mà còn tạo động lực lớn cho các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khác trên toàn thế giới.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ cách mạng giải phóng dân tộc là gì? Có thể thấy sự thành công của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là một niềm tự hào và cũng là động lực cho các nước thuộc địa khác trên thế giới. Hãy theo dõi tiếp những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những kiến thức lịch sử thú vị nhé.