Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế chính xác và ví dụ

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế chính xác và ví dụ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người vẫn chưa biết cách tính, công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vậy còn bạn thì sao, bạn đã biết tính tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn khái niệm, cách tính, công thức tốc độ tăng trưởng kinh tế và cho ví dụ minh họa chi tiết.

Xem thêm:

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trường kinh tế được hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản lượng quốc dân (GNP) hay quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một khoảng thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình như sau:

  • Sự tích lũy tài sản (vốn, lao động và đất đai).
  • Đầu tư các tài sản trên có năng suất hơn.

Tiết kiệm và đầu tư là yếu tố quan trọng, nhưng đầu tư phải đạt hiệu quả thì mới đẩy mạnh được tăng trưởng. Bởi vậy, chính sách của chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm của địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hay trình độ y tế và giáo dục đều là những yếu tố quan trọng đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.

Để đo lường được tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một thời gian nhất định.

Mức độ tăng trưởng tuyệt đối chính là sự chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế 4
Tăng trưởng kinh tế hay còn gọi là GDP

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế chính xác và đầy đủ nhất

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là:

y = dY/Y x 100%

Trong đó biết:

  • Y là quy mô của nền kinh tế.
  • y là tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Chú ý: Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (Hay GNP) thực tế thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (Hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế sử dụng để chỉ tiêu thực tế hơn là những chỉ tiêu danh nghĩa.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế 5
Công thức tốc độ tăng trưởng kinh tế chi tiết

Ví dụ minh họa: Cho bảng số liệu như sau:

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

1. Hãy tính tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt theo nhóm cây trồng (1990 = 100%).

2. Dựa vào những số liệu đã cho ở trên, hãy vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ những đường biểu diễn của tốc độ tăng giá trị sản xuất của những nhóm cây trồng?

3. Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì cho sản xuất lương thực và phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới?

Lời giải

1. Tốc độ tăng giá trị của sản xuất trồng trọt theo nhóm cây trồng (năm 1990 = 100%) ta có:

  • Lấy năm đầu tiên làm năm gốc như sau:

Tốc độ tăng trưởng năm sau = (giá trị sản xuất năm sau : giá trị sản xuất năm gốc) x 100%

  • Khi lấy năm 1990 là năm gốc và tốc độ tăng trưởng năm 1990 = 100% thì ta được:

Tốc độ tăng trưởng lương thực năm 1995 = (giá trị sản xuất lương thực năm 1995 : giá trị sản xuất lương thực năm 1990) x 100% = (42110.4 : 33289.6) x 100% = 126,5%.

Từ đó ta được bảng kết quả như sau:

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế 2

2. Vẽ biểu đồ

  • Khoảng cách năm không đều nhau.
Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế 3

3. Nhận xét chi tiết

  • Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (năm 2005 là 382,3%) sau đó là rau đậu (256,8%). Cả 2 nhóm này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với ngành công nghiệp nói chung (217,6%). Tỷ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt đang có xu hướng tăng lên.
  • Cây lương thực, cây ăn quả và những loại cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với ngành trồng trọt (lần lượt là 191,8%, 160%, 142,3%). Tỷ trọng của 3 nhóm cây trồng này trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt có xu hướng đang giảm dần.
  • Trong sản xuất lương thực đã và đang đa dạng hóa sản phẩm, những loại rau, cây họ đậu đang được trú trọng và đẩy mạnh.
  • Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng phát huy được thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Hy vọng rằng với những thông tin về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu khái niệm, nắm được công thức và dễ dàng áp dụng vào bài tập liên quan nhé.

Advertisement
Share