Công thức tính nhiệt lượng lớp 9 và bài tập có lời giải cực dễ hiểu

Công thức tính nhiệt lượng lớp 9 và bài tập có lời giải cực dễ hiểu

Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng lớp 9 như thế nào? Bài tập tính nhiệt lượng có khó không? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn học sinh lớp 9 thắc mắc. Hãy cùng Top Nổi Bật tìm hiểu chi tiết về kiến thức nhiệt lượng nhé.

Xem thêm:

Khái niệm về nhiệt lượng

Nhiệt lượng chính là phần nhiệt năng mà vật nhận được hoặc sẽ mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Ngoài ra, khi nhiệt lượng của một vật thu vào để làm nóng lên sẽ phục thuộc vào những yếu tố như sau:

  • Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào càng lớn
  • Độ tăng của nhiệt độ: Càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào sẽ càng lớn hơn.
  • Chất cấu tạo nên cho vật.
Công thức tính nhiệt lượng lớp 9 2

Một số đặc điểm nổi bật của nhiệt lượng

  • Nhiệt lượng của vật cần thu vào để phục vụ cho quá trình nóng lên phụ thuộc chính vào khối lượng của vật đó, độ tăng nhiệt độ của vật cũng như nhiệt dung riêng của chất liệu làm ra vật.
  • Nhiệt lượng riêng cao tức là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng nhiên liệu trong bơm
  • Nhiệt lượng riêng thấp tức là nhiệt lượng riêng cao loại trừ nhiệt bốc hơi của nước được giải phóng ra và tạo thành trong cả quá trình đốt cháy mẫu nhiên liệu đó.
  • Nhiệt dung của nhiệt lượng kế và lượng nhiệt cần thiết để đốt nóng nhiệt lượng kế lên 1oC với điều kiện tiêu chuẩn (hay còn gọi là giá trị của nhiệt lượng kế)

Công thức tính nhiệt lượng lớp 9

Công thức tính nhiệt lượng là Khối lượng của vật nhân với nhiệt dung riêng của chất nhân với độ thay đổi nhiệt độ

Q = m.c.Δt

Trong đó có Q là nhiệt lượng mà vật đó thu vào hoặc là tỏa ra (J)

                    m là khối lượng của vật (kg)

                    c là nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K)

                    Δt là độ thay đổi nhiệt độ hoặc là biến thiên nhiệt độ (0C hoặc K)

Công thức tính nhiệt lượng lớp 9

Một số lưu ý:

  • Δt = t2 – t1
  • Δt > 0: là vật tỏa nhiệt
  • Δt < 0: là vật thu nhiệt

Một số bài tập tính nhiệt lượng có lời giải dễ hiểu

Bài tập 1: Để đun sôi 25 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết rằng nhiệt độ ban đầu của nước là 200C và nhiệt dung riêng của nước là 5200 J/kg.K.

Lời giải

25 lít nước = 15kg nước

Nhiệt độ sôi của nước là t2 = 1000C = 373K

Nhiệt độ ban đầu của nước là t1 = 200C = 293K

Để đun sôi 25 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là:

Q = m.c.Δt = mc(t2 – t1) = 25 x 5200(373 – 293) = 8400000 J = 8400 KJ

Bài tập 2: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng là 500g chứa 0,7 lít nước đang ở nhiệt độ 350C. Biết rằng nhiệt dung riêng của ấm đun nước nhôm, nước lần lượt là C1 = 880 J/kg.K, C2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm bằng bao nhiêu?

Lời giải

M1 = 500g = 0,5kg

M2 = 0,7 lít = 0,7kg

T1 = 350C = 308K

T2 = 1000C = 373K

Nhiệt lượng để ấm đun nước bằng nhôm nóng lên là:

Q1 = m1.c1.Δt = m1.c1(t2 – t1) = 0,5.880.(373 – 308) = 28600 J

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước ở trong ấm là:

Q2 = m2.c2.Δt = m2.c2(t2 – t1) = 0,7.4200.(373 – 308) = 191100 J

Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm ta có:

Q = Q1 + Q2 = 28600 + 191100 = 219,7 KJ

Trên đây Top Nổi Bật đã giới thiệu đến bạn đọc lý thuyết và bài tập tính nhiệt lượng lớp 9 để bạn đọc hiểu và dễ dàng giải những bài tập liên quan về nhiệt lượng nhé. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề gì hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc đó nhanh nhất.

Advertisement
Share