Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì?

Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì?

Công của dòng điện là gì? Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì? Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về công của dòng điện và công thức tính công của dòng điện sản ra trong đoạn mạch nhé.

Xem thêm:

Định nghĩa công của dòng điện

Công của dòng điện sản ra trong đoạn mạch là số đo lượng điện nặng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành những dạng năng lượng khác.

Công của dòng điện được đo bằng Jun (ký hiệu là J)

Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là
Physics line style illustration

Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì?

Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là:

A = P.t = U.I.t

Trong đó có A là công của dòng điện sản ra trong đoạn mạch (J)

                     U là hiệu điện thế (V)

                     I là cường độ dòng điện (A)

                     T là thời gian dòng điện chạy qua (s)

                     P là công suất (W)

Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là 2

Một số chú ý:

  • 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s
  • 1kW.h = 1000W.3600s = 3600000J -= 3,6.106J

Bài tập tính công của dòng điện sản ra trong đoạn mạch có lời giải dễ hiểu

Bài tập 1: Một bóng đèn có ghi 220V – 75W được thắp sáng liên tục có hiệu điện thế là 220V trong 8 giờ. Hỏi lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này là bao nhiêu?

Lời giải

Ta có: P = 75W; U = 220V; t = 8 giờ

Lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng trong 8 giờ là:

A = P.t = 75.8 = 600 (Wh) = 0,6 (kWh)

Vậy số đếm của công tơ sẽ tăng lên 0,6

Bài tập 2: Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 170W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ, sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 14 giờ và sử dụng những thiết bị điện khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 7 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong vòng 30 ngày là bao nhiêu?

Lời giải

Thời gian sử dụng đèn chiếu sáng của gia đình trong 30 ngày là:

T1 = 12.30 = 360 (h)

=> Điện năng mà đèn chiếu sáng tiêu thụ là A1 = P1.t1 = 170.10-3.360 = 61,2 (kWh)

Thời gian sử dụng tủ lạnh của gia đình trong vòng 30 ngày là:

T2 = 14.30 = 420 (h)

=> Điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ là: A2 = P2.t2 = 100.10-3.420 = 42 (kWh)

Thời gian sử dụng những thiết bị điện khác của gia đình trong 30 ngày là:

T3 = 7.30 = 210 (h)

=> Điện năng mà những thiết bị điện khác của gia đình tiêu thụ là:

A3 = P3.t3 = 500.10-3.210 = 105 (kWh)

Vậy tổng lượng điện cua gia đình đã sử dụng là:

A = A1 + A2 + A3 = 61,2 + 42 + 105 = 208,2 (kWh)

Bài tập 3: Một chiếc máy sấy tốc với hiệu điện thế là 220V thì tiêu thụ một lượng điện năng là 880 kJ trong vòng 12 phút, cường độ dòng điện chạy qua dây nung của máy sấy tốc khi đó là bao nhiêu?

Lời giải

A = 880 kJ = 880000 J

T = 12 phút = 720 s

Cường độ dòng điện chạy qua dây nung của máy sấy tóc là:

A = U.I.t

=> I = A/(U.t) = 880000/(220.880) = 5,3 A

Hy vọng với bài viết trên của chúng tôi về công của dòng điện, công thức tính công của dòng điện sản ra trong đoạn mạch và một số bài tập minh họa chi tiết sẽ giúp bạn đọc hiểu và từ đó dễ dàng giải những bài toán liên quan nhé. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Top Nổi Bật hỗ trợ giải đáp thắc mắc đó nhanh nhất nhé. Chúc các em học tập thật tốt nhé.

Advertisement
Share