Bổ sung hay bổ xung là đúng chính tả Tiếng Việt? Nghĩa và ví dụ minh hoạ

Bổ sung hay bổ xung là đúng chính tả Tiếng Việt? Nghĩa và ví dụ minh hoạ

Trong Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng âm nhưng lại không đúng cả về ngữ pháp và nghĩa của từ vựng. Trong đó, có 2 cặp là “Bổ sung” và “Bổ xung” khá tương đồng về việc phát, được sử dụng nói nhiều trong cuộc sống nên việc nhầm lẫn. Bài viết này sẽ làm rõ 2 từ Bổ Sung hay Bổ Xung là đúng chính tả Tiếng Việt và nghĩa của 2 từ đó.

Xem thêm: Sách Điện Tử Song Ngữ Cho Bé Anh – Việt Với 10 Chủ Đề

Bổ sung hay Bổ xung là đúng chính tả

Phải khẳng định ngay Bổ sung là từ viết đúng chính tả Tiếng Việt và có nghĩa rõ ràng. Còn từ Bổ xung thì là sai ngữ pháp không có trong từ điển Tiếng Việt và không có nghĩa nào cả. Có việc nhầm lẫn này là do Việt Nam có nhiều kiểu giọng theo vùng miền khác nhau nên việc phát âm 2 từ Bổ sung và Bổ xung khá tương đồng nên xảy ra việc nhầm lẫn trong khi viết.

Bổ sung hay Bổ xung là đúng chính tả tiếng việt

Bổ sung có nghĩa là gì?

Bổ sung có nghĩa là cung cấp một cái riêng nào đó vào cái chung để có tập hợp lớn hơn hoặc thêm vào một cái gì đó. Ví dụ như:

  • Bổ sung tiền vào quỹ chung của công ty
  • Bổ sung nhân sự cho phòng Marketing
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em là rất cần thiết.
  • Bổ sung thêm 34.250 người mắc covid trong ngày hôm nay.

Từ “bổ xung” không có nghĩa và viết cũng không đúng do nó không tồn tại trong từ điển tiếng Việt. Vậy “xung” là gì? Trường hợp nào dùng từ “xung”?

Từ “Xung” không dùng trong trường hợp bổ sung, thêm gì đó nó mang nghĩa là lan tỏa ra hoặc nhấn mạnh hơn vấn đề. Ví dụ xung khắc, xung đột, xung phong, xung kích…

Sử dụng “s” và “x” thế nào để không lỗi chính tả

Như chúng ta đã phân tích Bổ sung là đúng chính tả tiếng việt còn không có từ bổ xung trong từ điển. Vậy sử dụng “S” và “X” như thế nào cho đúng thì bạn có thể tham khảo lưu ý đơn giản dưới đây:

  • Từ “X” xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
  • X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy. Ví dụ: sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát hoặc Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ.
  • “S” và “X” thường không xuất hiện trong từ láy ví dụ: Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,…

Cách phân biệt S và X không có quy luật riêng nào. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, sử dụng và rèn luyện trí nhớ, sử dụng và viết đúng ngay từ lần đầu.

Sử dụng từ đúng ngữ pháp để có nghĩa phù hợp
Sử dụng từ đúng ngữ pháp để có nghĩa phù hợp

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Chính vì vậy việc nhớ và sử dụng từ ngữ tiếng việt là rất cần thiết để đảm bảo văn phong, nghĩa của từ. Bổ sung hay bổ xung cũng chính là điển hình của nhiều sự nhầm lẫn nên cần nhấn mạnh lại từ “Bổ Sung” là đúng chính tả trong từ điển Việt Nam còn “Bổ Xung” thì không.

Advertisement
Share