Vì sao phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại? [Giải thích chi tiết]

Vì sao phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại? [Giải thích chi tiết]

Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc phải đối mặt với sự bóc lột xâu xé của các nước đế quốc cùng với chính quyền phong kiến hèn nhát. Điều này gây ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đỉnh điểm đã dẫn đến nhiều phong trào khởi nghĩa. Trong đó, nổi bật nhất chính là phong trào Duy Tân do Khang Hữu Vi phát động. Tuy nhiên, sau đó phong trào này đã bị áp đảo và thất bại. Lý do vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại vẫn là thắc mắc của nhiều hậu thế ngày nay. 

Xem thêm:

Tìm hiểu về phong trào Duy Tân ở Trung Quốc

Người phát động phong trào Duy Tân tại Trung Quốc không ai khác chính là Khang Hữu Vi. Ông sinh vào năm 1858 trong một gia đình quan chức tại tỉnh Quảng Đông. Ông là một trong những người có trí thức tiến bộ nhất lúc bấy giờ, là lãnh đạo và là linh hồn của phong trào Duy Tân vào cuối thế kỷ XIX. Vào năm 1895, triều đình Mãn Thanh đầu hàng và ký hiệp ước Mã Quan. 

Điều này khiến lòng dân căm phẫn và dậy sóng. Thấy vậy, Khang Hữu Vi đã soạn “Vạn ngôn thư” và tổng hợp 1300 chữ ký khắp cả nước để phản đối với triều đình kí hiệp ước, đồng thời ông cũng đề xuất một số cải cách đổi mới cho đất nước. Thời điểm bấy giờ, hành động này của ông đã gây tiếng vang lớn trong kinh thành. Sau đó, Khang Hữu Vi đã đỗ tiến sĩ và được cử làm bộ Công. Nhờ vậy, ông có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động của phong trào Duy Tân.

6/1896, ông viết thư đề nghị biến pháp và bức thư này may mắn được đưa đến tay của vua Quang Tự. Quang Tự cảm thấy bị thuyết phục và đồng tình với những gì Khang Hữu Vi đề xuất, Kể từ đó, hoạt động của phong trào Duy Tân được ủng hộ và phát triển hơn. 

Ông tổ chức Cường học hội vào 8/1896 và sau đó cùng học trò xuất sắc của mình – Lương Khải Siêu đi diễn thuyết nhiều nơi để tuyên truyền về phong trào Duy Tân. 

Vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại
Phong trào duy tân thành lập vào cuối thế kỷ XIX

Nội dung của phong trào Duy Tân tại Trung Quốc

Phong trào Duy Tân chủ yếu tập trung vào tầng lớp tri thức, sĩ phu và quan lại. Họ đều là những người có tri thức, có khả năng tiếp thu những kiến thức và sự đổi mới nhanh chóng. Phong trào Duy Tân tại Trung Quốc không tập trung đến tầng lớp nhân dân lao động và lực lượng nhân dân lao động để thực hiện cải cách. 

Về mặt kinh tế

  • Khuyến khích phát triển công thương nghiệp, mở các hội nông nghiệp.
  • Mua tài liệu và nhập máy móc, kỹ thuật từ phương tây.
  • Lập cục thương vụ. Mở các xưởng chế tạo máy móc và cho nhân dân tự do mở xưởng.
  • Phát triển đường sắt và đẩy mạnh khai mỏ.
  • Đề cao và khuyến khích mọi người dân sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
  • Chỉnh đốn lại các quy định quản lý tài chính.

Về mặt chính trị

  • Cho phép người dân tham gia biểu quyết, đóng góp ý kiến về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. 
  • Giải quyết các vấn đề tham nhũng và cách chức các quan lại không trung thực và không đủ năng lực.

Về mặt quân sự

Xây dựng lực lượng quân đội vũ trang và luyện tập theo hướng phương tây.

Về mặt văn hóa, giáo dục

  • Tổ chức và xây dựng trường học hiện đại giống phương tây.
  • Đổi mới hình thức thi cử.
  • Mở nhà sách, nhập tài liệu từ phương tây về.
  • Tài trợ và cử những học sinh xuất sắc đi du học phương tây.
Vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại 2
Phong trào Duy Tân thường tập trung vào tầng lớp tri thức, sĩ phu và quan lại

Giải đáp vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại

Phong trào chưa triệt để

Có thể thấy phong trào Duy Tân được phát động với mục đích cải cách Trung Quốc theo những cái mới nhưng không bãi bỏ cơ sở kinh tế và xã hội của chế độ phong kiến. Vì thế, đại diện cho phong trào Duy Tân lúc bấy giờ chính là giai cấp tư sản và các địa chủ. Tuy nhiên, giai cấp tư sản lúc bấy giờ chưa có địa vị xã hội và quyền lực để cải tạo. Thêm vào đó, họ không muốn phát động quần chúng nhân dân mà chỉ tập trung lấy cơ cầu chính quyền phong kiến cơ sở và thỏa hiệp với chính quyền Mãn Thanh để cải cách Trung Quốc thành một nước tư bản chủ nghĩa. 

Không có sự liên kết giữa các giai cấp

Phong trào Duy Tân bị tách biệt với công chúng. Trong khi đó, phía Duy Tân và phái Thủ Cựu có sự chênh lệch lực lượng quá lớn. Hệ thống qua lại từ trung ương đến địa phương đều cho Từ Hy Thái Hậu kiểm soát nên các đề xuất cải cách mà vua Quang Tự đưa lên đều bị bà bác bỏ và mọi mệnh lệnh của ông hầu như đều không được thi hành. Những người theo phái Duy Tân cho rằng nếu Trung Quốc đi theo con đường quân chủ lập hiến sẽ được các nước Anh, Nhật ủng hộ, giúp gỡ. Song thực tế, Anh và Nhật ủng hộ phong trào Duy Tân là để chúng có thêm cơ hội để kiểm soát và âm mưu xâm lược Trung Quốc.  

Ý nghĩa của phong trào Duy Tân

Tuy phong trào Duy Tân thất bại nhưng những người tham gia hoạt động cùng những đóng góp của phong trào Duy Tân tại Trung Quốc luôn được đánh giá cao và trân trọng. Phong trào Duy Tân đã giúp truyền bá các kiến thức về chính trị xã hội, khoa học – kỹ thuật của các nước phương tây đến với Trung Quốc. Ngoài ra, phong trào Duy Tân cỏn tuyên truyền tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng dân tộc, chống đối lại các tôn pháp và quan niệm đạo đức phong kiến. Nhờ vậy, các hệ thư tưởng phong kiến tại Trung Quốc đã bị tác động nặng nề, mở đường cho hệ tư tưởng mới mẻ và hiện đại.

Vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại 3
Tại sao phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại

Kết luận

Hy vọng là qua bài viết trên, bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại. Mặc dù thất bại nhưng phong trào Duy T6an ở Trung Quốc đã tạo nên làn sóng đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các sĩ phu yêu nước từ các quốc gia khác cũng tiếp thu tư tưởng cải cách và phát động phong trào ở nước mình với mong muốn thoát khỏi xiềng xích nô lệ.

Advertisement
Share