Có thể thấy Đại Việt nước ta từng chịu không ít lần xâm lược của Trung Quốc. Vào thời điểm 960 – 1279, sau khi nhà Tống được thành lập thỉ một cuộc xâm lược nước ta lại một lần nữa nổ ra. Hậu thế về sau chắc chắn sẽ thắc mắc tại sao nhà tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt vào thời điểm này. Liệu đằng sau có âm mưu và lợi ích như thế nào cho nhà Tống? Quân ta đã chống trả nhà Tống ra sao?
Xem thêm:
- Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
- Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?
- Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
- Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
Tìm hiểu về nhà Tống
Nhà Tống xuất hiện tại Trung Quốc vào những năm 960 – 1279. Nhà Tống được lập ra sau khi hoàng đế Hậu Chu mất và Tống Thái Tổ lên ngôi. Sau khoảng thời gian cai trị của mình, nhà Tống thường xuyên gây chiến và xung đột với các phương Bắc như: Liêu, Kim và Tây Hạ.
Nhà Tống chính là triều đại đầu tiên phát hành tiền giấy và xây dựng lực lượng hải quân thường trực tại các cửa biển của Trung Quốc. Quân sự tại thời nhà Tống đã biết dùng đến vũ khí thuộc súng và dùng la bàn để định vị hướng Bắc – Nam.
Nhà Tống được chia ra làm 2 giai đoạn là Bắc Tông và Nam Tống:
Giai đoạn Bắc Tống
Giai đoạn Bắc Tống diễn ra vào những năm 960 – 1127. Bắc Tống của là một bước ngoặt mới sau khi Tống Thái Tổ chinh phục các tiểu quốc và thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Kinh đô được đặt tại Kinh Phong. Để ổn định lại hành chính, chính quyền của Tống Thái Tổ tổ chức lại hình thức thi cử và việc lựa chọn quan chức, địa vị sẽ phụ thuộc vào năng lực và thanh tích của người đó chứ không phải tiền tài, địa vị xã hội.
Chính sách đối ngoại của nhà Tống lúc bấy giờ là duy trì mối quan hệ tốt với các nước: Ấn Độ, Ai Cập, Trung Á, Vương quốc Cao Ly, Triều Tiên. Đồng thời hợp tác về thương mại với Nhật Bản.
Vào những năm 1115-1234, nhà Kim được thành lập và nổi dậy xâm lược nhà Tống. Cuộc chiến tranh Kim – Tống được phát động và diễn ra cao điểm nhất là vào những năm 1125-1127.
Sau khi thất bại trong cuộc chiến với nhà Kim, nhà Tống mất hoàn toàn quyền kiểm soát ở miền Bắc và phải lùi về phía Nam sông Dương Tử. Nhà Tống lcu1 này lập nên một kinh đô mới Lâm An và thành lập nên Nam Tống.
Giai đoạn Nam Tống
Giai đoạn Nam Tông diễn ra vào những năm 1127 – 1279. Sau khi suy yếu và bị đẩy về phía Nam, nhà Tống quyết định ra các chính sách mới để cải cách kinh tế và nâng cao phòng thủ quân sự với nhà Kim. Nhà Tống lúc bấy giờ cho đầu tư xây dựng nhiều bến tàu, cảng biển để mở rộng giao thương hàng hải với nước ngoài. Lúc này, những cảng biển đóng vai trò chủ chốt trong thương mại của Nam Tống chính là: Tuyền Châu, Hạ Môn và Quảng Châu.
Mặc dù đã có thể phòng thủ vững vàng trước nhà Kim, nhưng Nam Tống vẫn phải đối mặc với Người Mông Cổ – thế lực nằm phía Bắc nhà Kim.
Giải đáp tại sao nhà tống quyết tâm xâm chiếm đại việt
Nhà Tống vào giữa thế kỷ XI gặp phải nhiều khó khăn: nội bộ nhân dân trong nước và triều đình phát sinh nhiều mâu thuẫn, dẫn đến nhân dân đói khổ và nổ ra nhiều cuộc đấu tranh.
Hơn nữa, biên cương nhà Tống lúc bấy giờ luôn bị 2 nước Liêu và Hạ âm mưu xâm lược. Trước tình hình này, nhà Tống chủ trương tổ chức chiến tranh xâm lược Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng.
Kế hoạch xâm lược của nhà Tống
Kế hoạch của nhà Tống lúc bấy giờ là:
- Thuyết phục vua Cham-pa liên quân, quân Cham-pa sẽ đánh lên từ phía Nam.
- Phía Bắc Đại Việt, nhà Tống sẽ gây khó khăn cho việc giao thương buôn bán và đi lại giữa hai nước. Đồng thời cũng dụ dỗ các tù trưởng của dân tộc thiểu số.
Chiến lược của nhà Lý nước ta
Tuy nhiên, âm mưu này nhà Tống đã sớm vua nhà Lý phát hiện. Ông cử Lý Thường Kiệt lãnh đạo đội quân tập trận và ngày đêm canh phòng ở biên giới. Thêm vào đó, các tù trưởng dân tộc đều được triều đình phong qua tiến chức cao và giao nhiệm vụ chiêu mộ thêm binh lính để đàn áp các cuộc quấy phá của nhà Tống. Điều này làm cho âm mưu của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Vào 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn binh lính chia làm 2 đường thủy – bộ để tấn công vào đất nhà Thanh. Đường bộ sẽ do các tù trưởng lãnh đạo và tấn công vào Quảng Tây. Lý Thường Kiệt chỉ huy thủy binh tấn công Quảng Đông.
Cuộc chiến diễn ra trong suốt 42 ngày, quân nước ta hạ được thành Ung Châu và Tô Giám phải tự tử. Sau khi thành công, Lý Thường Kiệt dẫn quân về tiếp tục phòng giặt ở biên giới.
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ tại sao nhà tống quyết tâm xâm chiếm đại việt. Không chỉ có cuộc xâm lược của nhà Tống, mà trong suốt chiều dài lịch sử nước ta đã phải đối mặt rất nhiều lần xâm lược của bên ngoài. Vì vậy, có thể nói tinh thần anh dũng và lòng dũng cảm của ông cha ta luôn là niềm tự hào của hậu thế đại việt sau này.