Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam không ít các triều đại hưng thịnh và suy tàn, thủ đô của nước ta của liên tục thay đổi. Nhưng nếu để ý, bạn có thể thấy ngay từ thời nhà Lý, Lý Thái Tổ đã chọn Đại La làm kinh đô và trở thành thủ đô Hà Nội đến tận ngày nay. Vậy liệu bạn có biết vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Xem thêm:
- Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa? [Lời giải đáp]
- Lý do vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử?
- Vì sao quân mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại
Tìm hiểu về Lý Thái Tổ
Trước khi tìm hiểu vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô, chúng ta cần hiểu về Lý Thái Tổ. Ông là ai? Ông đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lịch sử nước ta? Lý Thái Tổ có tên thật là Lý Công Uẩn (sinh ngày 8 tháng 3 năm 974 – mất 31 tháng 3 năm 1028).
Lý Thái Tổ khi còn nhỏ
Xưa, ông sống tại làng Cổ Pháp (nay là Từ Sơn,Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm, không may mất sau khi vừa sinh ra ông vào ngày 12 tháng 2 năm 974. Sau đó, ông được Lý Khánh Vân nhận làm con nuôi. Nhờ tố chất thông minh, nhạy bén sẵn có cúng vơi sự dạy dỗ của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn nhanh chóng trở thành bậc xuất chúng, văn võ song toàn.
Sau này khi lớn lên, ông đi theo phò tá hoàng tử Lê Long Việt, dưới thời của vua Lê Hoàn.
Lý Thái Tổ vào triều làm quan
Năm 1005, sau khi vua Lê Hoàn mất, triều đình trở nên loạn lạc, các cuộc chiến tranh giành ngôi vương báu của các con cháu nổ ra. Đến năm 1006, hoàng tử Lê Long Việt giành được ngôi vua với biệt hiệu là Lê Trung Tông Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông chỉ vỏn vẹn 3 ngày vì ông bị chính em trai của mình – Lê Long Đĩnh mưu sát và giành ngôi.
Sau khi vua Lê Trung Tông mất, Lê Công Uẩn rất đau lòng, ôm xác nhà vua mà khóc. Thấy được điều này, Lê Long Đĩnh không những không trị tội ông mà còn cho ông là người trung nghĩa và tiếp tục trọng dụng ông. Dưới thời Lê Long Đĩnh, ông được phong làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ và sau đó là Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.
Hoàn cảnh nhà Lý ra đời
Để cùng hiểu rõ vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô, hãy cùng tìm hiểu lịch sử hoàn cảnh mà nhà Lý ra đời nhé. Sau khi Lê Long Đĩnh lên làm vua, với tính tình bạo ngược của mình đã khiến lòng căm phẫn và oán hận. Sau khi trị vì 4 năm – năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, lúc này thái tử trong triều còn nhỏ chưa thể đảm nhận việc nhiếp chính, lực lượng Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh đã tôn Lê Công Uẩn lên làm hoàng đế. Chính điều này đã đánh dấu cột mốc chấm dứt nhà Tiền Lê, mở ra thời đại mới của nhà Lý vào năm 1009.
Lý do vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô
Có thể thấy kinh đô đóng vai trò rất quan trọng của một đất nước và lý do vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô cũng là điều mà các hậu thế ngày nay rất thắc mắc. Trong một lần trở về quê hương ở làng Cổ Pháp vào mùa xuân năm 1010, Lý Thái Tổ đã ghé qua thánh Đại La (nay là Hà Nội), và quyết định đóng đô tại đây.
Giải thích cho sự lựa chọn này của Lý Thái Tổ, các nhà sử học đã đưa ra phân tích:
- Xét về địa lý, Đại La là trung tâm của thiên địa. Tại đây, ta có thể nhìn ra 4 hướng Đông -Tây Nam – Bắc. Đất của Đại la cao ráo có thể tránh được lũ lụt, địa thế bằng phẳng, rộng rãi, cây cối thực vật phát triển xanh tươi.
- Xét về chính trị, văn hóa, đây là nơi hội tụ tinh hóa văn hóa của 4 phương đất nước. Muôn vật phong phú, tươi tốt.
Tầm quan trọng của kinh đô Đại La trong mắt vua Lý Thái Tổ
Kinh đô Đại La ngày xưa vốn là nơi tập trung buôn bán đông đúc, dân cư tấp nập. Các sản vật, đồ vật từ khắp mọi phương đều được đem về đây để buôn bán trao đổi. Lúc này, Lê Thái Tổ nghĩ nếu dời kinh đô từ vùng núi chật hẹp ra đây thì con cháu đời sau sẽ hạnh phúc ấm no. Không chỉ thịnh vượng dưới thời nhà Lý, Đại La xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất mọi thời đại.
Lý Thái Tổ đã đề cập đến tầm quan trọng của Đại La trong Chiếu Dời Đô mà ông viết. Ông khẳng định việc dời đô không chỉ là quyết định riêng của ông mà đây còn là mưu việc lớn cho sau này. Trong đó, ông có viết: Thăng Long là nơi thắng địa, nơi hội tụ các tinh hoa đất trời từ 4 hướng và là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Năm 1010, sau khi dời đô đến Đại La, ông cho rằng có điềm nhìn thấy rồng vàng bay lên trời nên quyết định đặt tên kinh đô là Thăng Long, Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.
Kết luận
Lịch sử Việt Nam quả thật luôn để lại cho con cháu đời sau nhiều bài học thú vị. Hy vọng qua bài viết giải đáp thắc mắc vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô này, bạn sẽ có thêm nhiều cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử nước ta thời nhà Lý. Từ đó, ta biết được ông cha ta ngày xưa đã có tầm nhìn xa về sự thịnh vượng của thủ đô Hà Nội ngày nay.