Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn và bài tập có lời giải

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn và bài tập có lời giải

Nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn? Một số bài tập áp dụng tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người khi học môn Vật Lý. Hãy cùng Top Nổi Bật tìm hiểu một cách toàn diện về nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn nhé.

Xem thêm:

Khái niệm về nhiệt lượng

Nhiệt lượng được biết đến là phần nhiệt năng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Khi nhiệt lượng của một vật thu vào để làm nóng lên thì phụ thuộc vào yếu tố như sau:

  • Khối lượng của vật: Khi khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào càng lớn
  • Độ tăng nhiệt độ: Khi độ tăng nhiệt của vật càng lớn thì đồng nghĩa nhiệt lượng mà vật thu vào cũng sẽ càng lớn
  • Chất mà cấu tạo nên vật

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng diện chạy qua = bình phương cường độ dòng điện x điện trở của dây dẫn x thời gian dòng điện.

Nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây dẫn được tính theo công thức như sau:

Q = I2.R.t

Trong đó có Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn (J)

                     I là cường độ dòng điện chạy qua (A)

                     R là điện trở của dây dẫn (Ω)

                     T là thời gian dòng điện chạy qua (s)

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn

Một số chú ý:

  • Để tính nhiệt lượng không chỉ sử dụng đơn vị Jun mà còn được tính bằng đơn vị calo (cal) hoặc kilocalo (kcal)
  • 1J = 0,24 cal tương đương 1cal = 4,18J
  • 1kcal = 1000cal

Một số bài tập tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn có lời giải chi tiết

Bài tập 1: Khi vào mùa đông, một chiếc máy sưởi có 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế là 220V trong vòng 6 giờ mỗi ngày. Hỏi tiền điện phải trả cho việc sử dụng máy sưởi trong 30 ngày là bao nhiêu? Biết rằng tiền điện là 1.200 đồng/kWh.

Lời giải

Ta thấy máy sưởi được sử dụng ở hiệu điện thế bằng với hiệu điện thế định mức. Tức là công suất của máy sưởi sẽ là 880W

Thời gian sử dụng máy sưởi là:

T = 6.30 = 180 (h)

Điện năng mà máy sưởi đó tiêu thụ là:

A = 880.10-3.180 = 158,4 (kWh)

Như vậy tiền điện phải trả cho việc sử dụng máy sưởi trong 30 ngày là:

158,4.1000 = 158400 (đ)

Bài tập 2: Một dây dẫn có điện trở là 186Ω được mắc vào hiệu điện thế là 220V. Tính nhiệt lượng do dây dẫn tỏa ra trong 20 phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo.

Lời giải

Nhiệt lượng do dây dẫn tỏa ra trong 20 phút là:

Q = (U2.t)/R = (2202.20.40)/186 = 208172 cal

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích, và toàn diện nhất về nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn để giúp bạn nhớ lại và hiểu hơn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì thì đừng ngần ngại mà để lại bình luận bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc đó nhanh nhất.

Advertisement
Share