Áp suất chất rắn là gì? Áp suất chất rắn được tính bằng công thức nào? Bài tập tính áp suất chất rắn có khó không? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn học sinh lớp 8 quan tâm. Hãy cùng Top Nổi Bật tìm hiểu về những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Công thức tính áp suất nước và bài tập có lời giải chi tiết
- Công thức tính áp suất chất lỏng và bài tập có lời giải chi tiết
- Công thức tính áp suất khí quyển và bài tập minh họa có lời giải
Khái niệm về áp suất chất rắn
Áp suất chất rắn chính là áp suất được gây ra bởi chất rắn. Hiểu theo cách đơn giản áp suất chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định. Loại áp lực này chỉ tác dụng lực lên vật ở bề mặt tiếp xúc, và được gây ra bởi chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích được xác định. Áp lực này chỉ tác dụng lực lên vật khi ở bề mặt tiếp xúc.
Áp suất chất rắn được ký hiệu là p
Đơn vị đo của áp suất chất rắn là N/m2, còn được gọi là Pascal (Pa). Trong đó 1Pa = 1 N/m2
Công thức tính áp suất chất rắn
Công thức áp suất chất rắn = lực tác dụng : diện tích bị lực tác dụng
p = F/S
Trong đó có p là áp suất chất rắn (N/m2)
F là lực tác dụng (N)
S là diện tích bị lực tác dụng (m2)
Bài tập tính áp suất của chất rắn có lời giải dễ hiểu
Bài tập 1: Một vật có khối lượng 3kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc vật với mặt bàn là 64 cm2. Hỏi áp suất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu?
Lời giải
Áp suất tác dụng lên mặt bàn là:
p = F/S = 3/0,064 = 46,875 (Pa)
Bài tập 2: Một xe bánh xích có trọng lượng 36000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích của xe lên mặt đất là 1,15 m2. Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu?
Lời giải
Áp suất của xe tác dụng lên mặt đất là:
p = F/S = 3600/1,15 = 3130 (Pa)
Trên đây Top Nổi Bật đã tổng hợp kiến thức vể áp suất chất rắn, hy vọng nó sẽ giúp bạn đọc hiểu, nhớ công thức và biết cách giải bài tập liên quan nhé. Chúc bạn đọc luôn vui vẻ, hạnh phúc và may mắn.