Trong suốt các triều đại lịch sử Việt Nam nước ta, không ít các cuộc khởi nghĩa nổ ra, có thắng lợi và cũng có thất bại. Nếu nhắc đến cuộc khởi nghĩa thất bại chắc hẳn không ai là không nhớ đến việc thất thủ của triều đình nhà Nguyễn tại thành Hà Nội vào năm 1873. Vậy bạn đã thật sự biết lý do vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành hà nội năm 1873 không?
Xem thêm:
- Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
- Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Cuộc kháng chiến chống tống thời tiền lê diễn ra như thế nào?
- Lý tưởng cách mạng là gì? Vai trò thanh niên trong lý tưởng cách mạng?
Hoàn cảnh diễn ra cuộc chiến tranh tại Hà Nội năm 1873
Sau vụ tranh chấp về Jean Dupuis, thống đốc Dupré đã cử Francis Garnier chỉ huy đoàn tàu đặc nhiệm tiến ra Bắc Kỳ. Tuy nhiên, khi đoàn tàu của Garnier ra đến thành Hà Nội nhân được sự tiếp đãi không thỏa mãn sự hài lòng của mình nên đã xảy ra một số mâu thuẫn. Công thêm kho súng đạn của Garnier xảy ra cháy nổ, Dupuis báo với Garnier là do chính quyền Hà Nội sai người âm thầm gây ra nhưng Garnier vẫn không tìm được bằng chứng để buộc tội triều đình.
Hơn nữa, tổng đốc Nguyễn Tri Phương không thực hiện yêu cầu thả tự do cho những người đã mở cửa thành cho Garnier khi chưa có lệnh. Ngược lại, ông còn theo quy định triều đình yêu cầu Garnier trục xuất nhóm người buôn Jean Dupuis cho đến khi có lệnh cho phép mở cửa giao thương của triều đình. Các mâu thuẫn dồn dập dẫn đến “tức nước vỡ bờ”. 9/11/1873, Garnier cho tàu chiến đến bao vây cửa Cấm, “châm ngòi” cho cuộc chiến tại thành Hà Nội.
Diễn biến trận đánh tại Hà Nội
Nguyên nhân dẫn đến trận đánh tại Hà Nội
Garnier khi đến Hà Nội đã được người của Dupuis tiếp đón nhiệt tình, nhưng chính quyền nhà Nguyễn lúc bấy giờ chỉ cửa một nhà lại ra bến tàu để đón và hướng dẫn cho đoàn của Garnier đến lưu trú tại các dãy nhà ngoài phố Hà Nội. Chinh sự tiếp đãi không chu đáo này của nhà Nguyễn đã khiến cho Garnier tức giận và trực tiếp dẫn đoàn của mình đến cửa thành để gặp Tổng đốc Nguyễn Tri Phương để khiếu nại về việc tiếp đãi không đúng nghi thức. Nguyễn Tri Phương nhận được phàn nàn này nên phải dọn dẹp và mời đoàn người Garnier nghỉ ngơi ở Trường Thi.
Kho dự trữ súng đạn của Dupuis bị cháy, Dupuis đã báo cho Garnier rằng vụ cháy này là do chính quyền Hà Nội sai người ngầm gây ra. Dù đã cử người đi điều tra nhưng Garnier không thể tìm được chứng cứ buộc tội triều đình nhà Nguyễn. Sau đó, ông đã yêu cầu Nguyễn Tri Phương thả tự do cho những người trường đồn đã cho Garnier vào thành khi chưa có lệnh. Nguyễn Tri Phương không những không làm theo mà còn thực hiện đúng với quy định triều đình, buộc Garnier trục xuất đoàn người Dupuis và chờ quyết định mở cửa giao thương của triều đình và thực dân Pháp.
Mốc thời gian và diễn biến của trận Hà Nội
Bất mãn với Nguyễn Tri Phương, 9/11/1873 cho tàu chiến dàn quân trước cửa biển.
13/11/1873, HongKong cử tàu chiến Scorpion đến cửa Cấm hỗ trợ cho đoàn quân của Garnier.
19/11/1872, Garnier gửi tối hậu thư cho triều đình nhà Nguyễn
20/11/1873, hai pháo đài Scorpion và Espagnole được ra lệnh công kích vào các cửa thành ở phía Bắc và phía Đông của thành Hà Nội.
Đồng thời cùng lúc đó, Garnier cùng với De Trentinian dẫn theo 25 vạn bình thủy-bộ tấn công vào cửa thành phía Nam, đặc biệt chúng tập trung công kích vào doanh trại của Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Hà Nội.
Vào đúng 6h sáng ngày 20/11/1873, đoàn quân của Dupuis đã chiếm được cửa Bắc của thành Hà Nội. Cùng lúc đó, phó thuyền trưởng Bain de la Coque Rie dẫn theo 30 binh sĩ bao vây cổng thành phía Tây-Nam. Chỉ huy Trentinian dẫn theo 27 thủy-bộ binh cùng 19 bi sĩ dự bị trên tàu Décès tấn công cổng thành Đông-Nam. Sau khi phá được cổng thành, đoàn quân của Garnier tràn vào chiến đấu quyết liệt, nhưng sức chống trả của binh sĩ nước ta lúc này đã suy yếu nên hầu như chúng không bị thiệt hại gì nhiều.
Kết quả của trận đánh tại Hà Nội năm 1873
Với sức chiến đấu như vũ bão của đoàn quân Garnier, phía quân dân ta chịu thiệt hại nặng nề:
- Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương bị bắt giao cho Garnier.
- Phò mã Nguyễn Lâm tử trận ngay trên chiến trường.
- Quân triều đình ta lúc này còn lại hơn 2000 binh sĩ, toàn bộ đều bị bắt về tù binh.
- Tổng đốc Bùi Thức Kiên bị người của ông phản bội và bắt giao cho Garnier.
Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành hà nội năm 1873?
Từ diễn biến trên, có thể thấy quân đội triều đình Huế dù có thực hiện chiến lược phòng thủ nghiêm ngặt nhưng chỉ dựa vào thành để phòng giặc mà không kết hợp cùng nhân dân đánh trống giặc. Điều này tạo nên “lỗ hổng” trong sự đoàn kết của quân dân ta. Vì thế, quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất bại tại kinh thành Hà Nội.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành hà nội năm 1873. Có thể thấy để tạo nên sự thành công của một cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm thì cần sự kết hợp của quân đội triều đình và nhân dân ta. Sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn tại thành Hà Nội vào năm 1897 cũng đã để lại cho nhân dân nhiều bài học kinh nghiệm trong việc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.