Trong những trận chiến nổi bật của lịch sử Việt Nam, không thể không nhắc đến trận kháng chiến chống quân Mông Cổ và chiến thắng vẻ vang của quân đội nhà Trần. Quân đội Mông Cổ vốn được biết là vô cùng hùng mạnh, vốn tưởng chúng ta lại một lần nữa mất nước. Vậy lý do vì sao quân mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
Xem thêm:
- Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa? [Lời giải đáp]
- [Lý giải] Vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô
- Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng
Tổng quan về trận chiến chống quân Mông Cổ
Lần đầu quân Mông Cổ bắt đầu tấn công xâm lược nước Đại Việt ta là vào đầu thế kỷ XIII. Mông Cổ âm mưu xâm lược nước ta nhằm tạo bước đệm để tiến lên phía Nam Trung Quốc, tiêu diệt Nam Tống.
Lúc này, để thể hiện quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhà Trần đã ra sắc lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ. Ngoài ra, vua còn ra lệnh thành lập quân đội, mua sắm vũ khí và cho quân đội luyện tập ngày đêm để chuẩn bị cho trận chiến.
Tháng 1/1258, tướng quân Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân Mông Cổ bắt đầu tiến vào nước ta qua đường sông Thao. Tuy nhiên, khi quân Mông Cổ đến Bình Lê Nguyên đã bị chăn lại. Dự đoán được khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long sẽ ra sức bóc lột nên khi quân đánh vào, nhà Trần đã dùng chính sách “vườn không nhà trống” và tạm thời rút khỏi Thăng Long.
Trong khi đó, chính sách của quân Mông Cổ là “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, đối mặt với chính sách “vườn không nhà trống” của nhà Trần, quân Mông Cổ sớm cạn kiệt sức lực và lương thực. Đúng lúc này, quân ta mở cuộc tấn công lớn vào Đông Bộ Đầu. Trước sức mạnh vũ bảo của quân ta cùng với sự cạn kiệt của mình, 29/1/1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long, tháo chạy về nước.
Cuộc chiến chống quân Nguyên diễn ra như thế nào?
Sau cuộc chiến xâm lược của quân Mông Cổ, quân ta lại phải đối mặt với trận chiến xâm lược của quân Nguyền. Nhà Nguyên vốn dĩ âm mưu chiếm Chăm Pa và Đại Việt để làm cầu nối đánh vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Ngay khi biết được tin này, nhà Trần đã lập tức tổ chức Hội nghị tại bến Bình An để bàn kế sách chống dịch và cử Trần Quốc Tuấn làm chỉ huy trong cuộc kháng chiến.
Năm 1285, hội nghị Diên Hồng tiếp tục được tổ chức tại Thăng Long cùng với sự tham gia của các bô lão. Tiếp theo đó là những ngày duyệt binh và tập trận của quân đội nước ta.
1/1285, quân Nguyên chính thức xâm lược nước ta. Với sự dũng cảm và lòng quyết tâm, quân ta đã chăn được quân xâm lược ngay tại biên giới và dần rút về Thăng Long để thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”. Lúc này có đội quân khác đánh từ hướng Chăm Pa vào Nghệ An, Thanh Hóa nhằm tạo thế gọng kìm nhưng vẫn không tiêu diệt được quân ta, ngược lại quân Nguyên ngày càng rơi vào tình trạng thiếu lương thực.
Tháng 5/1285, Nhà Trần tổ chức phản công khiến quân giặc chất hết một nửa, nửa còn lại tháo chạy về Thoát Hoan để về nước. Đại tướng Toa Đô của quân Nguyên bị chém đầu.
Giải đáp vì sao quân mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
Để giải thích cho chiến thắng của quân ta trước quân Mông Cổ, ta có thể phân tích như sau:
Lực lượng quân Mông Cổ
Quân Mông Cổ là đội quân hùng mạnh, đi đến đâu cây cỏ chết đến đó. Trong khi đó, Đại Việt nước ta lúc bấy giờ chỉ là một nước nhỏ, nên chúng chủ quan, xem thường quân Đại Việt và cho rằng quân ta không có nhiều kinh nghiệm cho trận chiến.
Với chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, quân Mông Cổ chiếm đến đâu sẽ cướp giật lương thực đến đó để nuôi số lượng quân lớn của mình. Tuy nhiên, nắm bắt được điều này, nhà Trần ra sắc lệnh “vườn không nhà trống” khiến chúng nhanh chóng lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực, suy giảm sức chiến đấu.
Lực lượng quân đội nhà Trần
Ưu điểm lớn nhất của quân đội ta trong trận chiến lần này chính là sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần. Sau khi nhận được tin quân Mông Cổ sẽ sang xâm lược, nhà Trần đã ra sắc lệnh cho mua vũ khí và cho quân đội ngày đêm luyện tập để chuẩn bị cho trận chiến.
“Biết người, biết ta”: Nhà Trần đã có sự sáng suốt với chính sách “vườn không nhà trống” cùa mình.Biết được quân đội Đại Việt còn nhiều yếu điểm nên đã tận dụng yếu điểm của quân đội Mông Cổ. Nhờ vậy, có thể bảo toàn được lực lượng quân đội nước nhà đồng thời đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Chính sách của nhà Trần thực hiện thành công cũng nhờ vào ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Lòng yêu nước vẫn luôn là nền tảng giúp quân dân ta đánh đuổi thành công giặc ngoại xâm.
Kết luận
Hy vọng với bài viết đã cho bạn giải đáp được thắc mắc vì sao quân mông cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại. Từ trên, có thể thấy được lại một lần nữa tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của ông cha ta được khẳng định. Từ đó, chúng ta càng thêm trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại và những giá trị tinh thần ông cha đã để lại.