Nói đến lịch sử nước ta, chắc chắn không thể không nhắc đến những năm tháng bị Pháp đô hộ. Thực dân Pháp ra sức bóc lột sức lao, động vơ vét khoáng sản, tiền của của nước ta. Trong đó, nổi bật nhất là khi Pháp phát triển giao thông vận tải trong lần khai thác lần 2. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn vì sao tư bản pháp tăng cường phát triển giao thông vận tải ở Việt Nam.
Xem thêm:
- Giải Thích Vì Sao Vua Lý Thái Tổ Dời Đô Về Đại La?
- Vì Sao Tây Ban Nha Tham Gia Liên Quân Với Pháp Xâm Lược Việt Nam
- Vì sao 1972 Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Liên Xô
- Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của Tư Bản Phương Tây
Tìm hiểu về thực dân Pháp
Đế quốc thực dân Pháp là cụm từ để chỉ phần lãnh thổ của Pháp và các vùng hải ngoại, xứ bảo hộ và các vùng chịu sự cai trị của Pháp kể từ thế kỷ 16. Ở thời kỳ huy hoàng, thực dân Pháp là một trong những đế quốc lớn nhất thế giới với tổng diện tích lên đến hơn 13 triệu km2 và sở hữu hơn 150 triệu người dân. Các đối thủ chính của Pháp trong thời gian đó chính là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Nga.
Thế kỷ 17, Pháp thiết lập nhiều thuộc địa tại Bắc Mỹ, Ca-ri-bê và Ấn Độ nhưng sau đó lại mất hết sau cuộc chiến tranh 7 năm.
Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 tại Việt nam vào khi nào?
Trước khi tìm hiểu vì sao tư bản pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải, hãy cùng chúng tôi khám phá về hoàn cảnh Pháp mở cuộc khai thác nhé. Pháp là một trong những nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nhưng đất nước Pháp đã bị tàn phá nặng nề và kinh tế trở nên kiệt quệ. Chính vì vậy, thực dân Pháp tăng cường khai thác bóc lột các nước thuộc địa để bù đắp lại thiệt hại mà chiến tranh để lại. Vì thế, chúng bắt đầu cuộc khai thác thứ 2 tại Đông Dương và tất nhiên không thể bỏ qua Việt Nam.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Trong đợt khai thác lần 2 này của thực dân Pháp, các mặt kinh tế của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến:
Cuộc khai thác nông nghiệp
Đợt khai thác lần thứ 2 này, Pháp tăng cường đầu tư nhiều vốn vào nông nghiệp, đặc biệt là các đồn điền cao su và khai thác mỏ than. Hai ngành hàng này đem lại nhiều lợi nhuận vì là nhu cầu lớn của cả Pháp và thế giới. Thời điểm này, nhiều công ty cao su lớn r đời như: Công ty Đốt Đỏ, công ty Mi-sơ-lanh, công ty cây nhiệt đới,…
Các công ty than được đẩy mạnh vốn để tăng cường khai thác. Những công ty than lớn nhất thời bấy giờ phải kể đến: công ty than Hạ Long – Đông Đằng, công ty than và kim khí Đông Dương,… . Không những thế, các nhà máy sợi cũng được hình thành ngày càng nhiều tại Hải Phòng, Nam Định,… . Tại Hà Nội, Nam Định, Hà Đông cũng xuất hiện nhiều nhà máy rượu. Còn có các nhà máy diêm tại Hà Nội, Thanh Hoá, Vinh, nhà máy đường tại Phú Yên, nhà máy xay gạo Chợ Lớn.
Cuộc khai thác thương nghiệp
Ngoài ra, để phát triển thương nghiệp, Pháp đánh nặng thuế các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc, nhờ đó đẩy mạnh các mặt hàng nhập từ Pháp.
Kiểm soát tài chính
Nhìn chung, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp tại Việt Nam không có gì thay đổi: hạn chế phát triển ngành công nghiệp nặng, tăng cường bóc lột tiền của, vật chất của người dân và đánh nặng các loại thuế như: thuế ruộng, thuế thân, thuế muối, thuế rượu và nhiều thuế khác.
Trong đó, đại diện cho thế lực tài chính của thực dân Pháp tại Đông Dương chính là ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương nắm hầu hết các cổ phần tại các xí nghiệp, công ty lớn. Nhờ vậy, ngân hàng Đông Dương có tầm ảnh hưởng và nắm quyền điều hành toàn bộ nền kinh tế Đông Dương.
Đầu tư giao thông vận tải
Tất cả chính sách này đều nhằm thúc đẩy bóc lột triệt để kinh tế Việt Nam, giúp Pháp phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Về việc đầu tư phát triển giao thông vận tải: Pháp đầu tư xây dựng đường sắt xuyên Đông Dương với các đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm và Vinh – Đông Hà.
Giải đáp vì sao tư bản pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải
Trong cuộc khai thác lần thứ 2 tại Việt Nam, Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải vì:
Giao thông vận tải phát triển sẽ giúp cuộc khai thác tài nguyên trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Vì vậy, Pháp đầu tư phát triển trang thiết bị cho giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt xuyên Đông Dương nối các đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm (hoàn thành vào năm 1922) và Vinh – Đông Hà (hoàn thành vào năm 1927). Tuyến đường này giúp thực dân Pháp dễ dàng hơn trong việc khai thác nguyên liệu, chở hàng hóa giữa các bến cảng, nhà kho…
Kết luận
Hy vọng với chia sẻ trên, bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi lý do tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải. Có thể thấy mục đích chính mà Pháp đầu tư phát triển giao thông vận tải ở nước ta là để phục vụ cho mục đích vơ vét, bóc lột của cải, lao động của người dân. Đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị về các sự kiện lịch sử nhé.