Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa? [Lời giải đáp]

Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa? [Lời giải đáp]

Trong lịch sử Việt Nam diễn ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm. Đa phần các cuộc khởi nghĩa đều do các quân tướng phát động và lãnh đạo, nhưng bạn có nhớ đến cuộc khởi nghĩa nào do nữ tướng phát động không? Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng không thể quên được nhân vật lịch sử nổi tiếng Hai Bà Trưng. Vậy lý do vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa? Hãy cùng chúng tôi đi ngược về dòng lịch sử để tìm hiểu nguyên nhân nhé.

Xem thêm:

Tìm hiểu về Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng không ai khác chính là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị (sinh vào ngày 13 tháng 9 năm 14 TCN – mất ngày 5 tháng 3 năm 43 TCN). Cả hai chị em đều được sinh đôi vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên. Mẹ của Hai Bà Trưng là Man Thiện, cha bà là Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. 

Tuy nhiên, không may là từ nhỏ cha của hai bà đã mất sớm và bà được mẹ dạy dỗ từ nhỏ. Là phận nữ nhi sinh ra trong dòng dõi nhà tướng, từ nhỏ bà đã được dạy trồng dâu, nuôi tằm, rèn luyện võ nghệ và nuôi dưỡng lòng yêu nước. 

Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách – con trai của Lạc Tướng huyện Chu Diên ( Hà Tây ngày nay). 

Vào thời Bắc thuộc, để chống lại chính quyền Đông Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa lật đổ chính quyền, lập nên đất nước mới, đóng đô tại Mê Linh và tự xưng Nữ Vương. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Trưng Trắc được ví như một vị vua và được gọi là Nữ Vương.

Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa
Hai Bà Trưng là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị

Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa?

Vào những năm trước công nguyên, kinh đô của đất nước được đặt tại Cổ Loa. Tại đây diễn ra không ít các cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền, trong đó tiêu biểu nhất chính là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Dưới thời cai trị của nhà Đông Hán, chính chính sách bóc lột tàn bạo đã làm nhân dân căm phẫn, điều này cũng là vợ chồng Trưng Trắc – Thị Sách lên kế hoạch lật đổ chính quyền. Trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Thái Thú Tô Định đã mưu sát Thi Sách. Nỗi đau mất chồng cũng với lòng yêu nước đã làm Trưng Trắc thêm phần quyết tâm lật đổ chính quyền cùng với em gái mình – Trưng Nhị. 

Năm 40 trước công nguyên, tại cửa sông Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Tây, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nhanh chóng được hưởng ứng và ủng hộ bởi các lạc tướng trong vùng, dần lan rộng ra của Âu Lạc lúc bấy giờ. 

Tại Hát Môn, Hai Bà Trưng đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi. Sau đó, Hai Bà Trưng kéo quân xuống Tây Đô để đánh chiếm Cổ Loa. 

Vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa 2
Năm 40 trước công nguyên, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa

Áp lực trước sức mạnh tấn công của quân đội Âu Lạc, quân địch tháo chạy về nước, Thái Thú Tô Định bỏ thành về nước. Như thế, chỉ trong vòng tháng, quân đội Hai Bà Trưng đã nhanh chóng giải phóng toàn bộ đất nước, giành lại chủ quyền cho dân tộc của mình. 

Sau khi giành lại độc lập, mùa hè năm 40, Trưng Trắc được phong làm vua với hiệu là Trưng Nữ Vương và đóng đô tại quê nhà của bà – Mê Linh. Bà Trưng Nhị được sắc phong là Bình Nhị Công Chúa. Các tướng có công trong cuộc khởi nghĩa đều được ban phát tiền bạc, ruộng đất. Người dân được miễn thuế liên tiếp trong 1 năm liền.

Tuy nhiên, thời đại yên bình diễn ra không được bao lâu thì nhà Đông Hán đã sử Mã Viện dẫn quân sang đánh chiếm lại nước ta. Năm 43, Mã Viện dẫn quân đến Lãng Bạc – phía Đông thành Cổ Loa để đánh chiếm. Cùng lúc đó, Hai Bà Trưng cũng dẫn quân đến Lãng Bạc để chống lại cuộc xâm lược. Tuy nhiên, lần này do lực lượng quân Mã Viện động hơn quân ta cùng với kinh nghiệm chiến trường dày dặn của Mã Viện nên chẳng bao lâu Mã Viện đã giành được thế chủ động trong trận đấu. Quân của Trưng Vương lúc này đã lùi về thế suy yếu và bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhận thấy không thể tiếp tục kéo dài nên Trưng Vương quyết định rút quân về thành Cổ Loa.

Quân địch ồ ạt kéo về thành Mê Linh. Lúc này trận chiến trải dài từ Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh đến Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh xuất sắc cũng đã hy sinh trong trận chiến. Thành Cổ Loa mặc dù kiên cố nhưng cũng không chống lại được sự ồ ạt của quân Mã Viễn. Thấy tình cảnh này, Trưng Vương cho lui quân trốn chạy về phía Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện cho quân truy đuổi, lúc này Trưng Vương đã bị trọng thương không thể cầm cự được lâu dài nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn, chứ nhất quyết không để lọt vào tay giặt. 

Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại, nhân dân lại rơi vào vòng đô hộ của phong kiến phương Bắc, song sự khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là tấm gương sáng về lòng yêu nước cho các thế hệ sau này.

Kết luận

Có thể thấy những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta, dù thành công hay thất bại cũng đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Với bài viết giải thích lý do vì sao hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa phía trên, hy vọng bạn có thêm được nhiều thông tin thú vị về lịch sử nước ta. 

Advertisement
Share