Vì sự rộng lớn của lãnh thổ Việt Nam, mỗi vùng trên đất nước lại có những kiểu khí hậu khác nhau, do đó các loại rau quả được canh tác cũng khác nhau. Nếu miền Nam trồng được những loại trái cây nhiệt đới, thì miền Bắc lại canh tác được nhiều loại rau xứ lạnh. Vì sao nhiều rau xứ lạnh lại được trồng ở đồng bằng bắc bộ? Cùng giải đáp ngay sau đây nhé.
- Top 15+ đồ trang trí phòng ngủ độc lạ, đẹp mắt
- Review tinh dầu hoa anh thảo Blackmores có tốt không?
Đặc điểm của Đồng bằng Bắc Bộ?
Đồng bằng Bắc Bộ (hay còn có tên khác là đồng bằng sông Hồng, châu thổ Bắc Bộ), nằm ở khu vực hạ lưu của sông Hồng và sông Thái Bình. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ gồm có 10 tỉnh, thành phố. Vùng này cũng được xem là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam với 1.064 người/km2, dân số là 22 triệu người.
Đồng bằng Bắc Bộ có một số đặc trưng sau:
- Địa hình khá đa dạng, gồm nhiều loại địa hình khác nhau. Chúng bao gồm đồi núi, bờ biển, đồng bằng và thềm lục địa. Đây là vùng có lịch sử phát triển lâu đời có khả năng phong hóa mạnh mẽ.
- Bền mặt đồng bằng Bắc Bộ khá bằng phẳng, xuôi dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam theo hướng chảy của các dòng sông lớn và đang có xu hướng mở rộng dần ra.
- Có dạng hình tam giác, với phẩn đỉnh nằm ở Việt Trì, cạnh đáy là đường ven biển.
- Được phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, giúp tạo nên lượng phù sa màu mỡ.
- Là đồng bằng lớn thứ hai của Việt Nam, sau đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng có diện tích 15000 km2, có địa hình bằng phẳng và đang ngày càng mờ rộng ra biển.
Tại sao nhiều loại rau xứ lạnh được trồng ở Đồng bằng Bắc Bộ?
Có hai lý do khiến rau xứ lạnh được trồng ở Đồng bằng Bắc Bộ: Điều kiện về nông nghiệp sẵn có, và điều kiện về thời tiết.
Điều kiện về nông nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà đây trở thành vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam.
Bên cạnh nguồn phù sa màu mỡ được vun đắp bởi hai con sông lớn, nơi đây còn có nguồn nước ngọt tưới tiêu rất dồi dào và ít khi xảy ra hiện tượng hạn hán. Sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ rất nhiều, vào mùa hạ thì nước sông dân lên gây ngập, những sông này lại thường có nhiều phù sa, nên khi hạ xuống để lại phù sa trên đất, lâu dần tạo nên vùng phù sa màu mỡ bồi đắp.
Ở nơi đây, người ta cũng rất chú trọng đến hệ thống đê điều và tưới tiêu. Đê thường được đắp ở hai bên bờ sông để hạn chế nước ngập lên bờ quá sâu làm hư hại hoa màu. Hệ thống đê này rất dài để đảm bảo bảo vệ được ruộng đồng. Bên cạnh đó, hệ thống kênh rạch được đào cũng đầy đủ, đảm bảo đủ nước để cung cấp cho đồng ruộng, nhất là những vùng trũng, vùng không được bồi tụ hằng năm.
Ngoài ra, người dân ở đây còn có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước, cũng như canh tác các loại lúa màu khác như ngô, khoai sắn, cây ăn quả. Không chỉ phát triển về nông nghiệp, người ta còn chú trọng đến chăn nuôi và ngư nghiệp như đánh bắt hải sản, nuôi cá tôm, súc vật,…
Điều kiện về khí hậu
Về khí hậu, đồng bằng Bắc Bộ quanh năm thường có nhiệt độ khá cao và ẩm. Đặc điểm này bị ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa. Toàn bộ khu vực này có khí hậu thuộc loại cận nhiệt đới ẩm. Chúng có 2 mùa với những đặc điểm rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Vùng đất này chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
Đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển của nó là có nhiệt độ trung bình tăng dần từ bắc xuống nam. Với 2 mùa chia nhau rõ rệt, mùa hè thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Trong thời gian này, thời tiết nóng ẩm và có mưa. Ngược lại, từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa đông. Vào mùa này, thời tiết thường lạnh và có mưa phùn.
Chính vì thời tiết lạnh kéo dài từ 3 – 4 tháng này mà nhiệt độ thường xuống rất thấp, tạo điều kiện thích hợp cho việc canh tác các loại rau xứ lạnh. Từ đó, nguồn thực phẩm và lúa màu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ cũng dồi dào hơn, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân.
Lời kết
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã nêu lên sơ lược đặc điểm địa lý cũng như khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời lý giải lý do vì sao nhiều rau xứ lạnh lại được trồng ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, dù có những đặc điểm thuận lợi kể trên, khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng thường xuyên phải hứng chịu những tác nhân có hại từ thời tiết như bão và áp thấp nhiệt đới. Những tác nhân này thường gây ra lũ lụt kéo dài, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân. Bên cạnh đó, những đợt lạnh kéo dài kết hợp với thời tiết xấu còn thường xuyên gây ra hiện tượng rét đậm, rét hại, làm chết rất nhiều hoa màu và gia súc gia cầm, gây thiệt hại lớn cho nông dân địa phương.