Không ít các tài liệu thiên văn học gọi Trái Đất chúng ta là một “thanh nam châm khổng lồ”. Vậy vì sao lại xuất hiện tên gọi này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp lý do vì sao có thể nói rằng trái đất giống như một thanh nam châm khổng lồ.
Xem thêm:
- Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
- Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?
Tìm hiểu về Trái Đất
Giải mã sự hình thành của Trái Đất
Trái Đất – hành tinh chúng ta đang ở còn được gọi với cái tên khác là Địa Cầu. Hành tinh những trường quen thuộc nhất với chúng ta nhưng có thể bạn chưa biết Trái Đất của chúng ta chính là hành tinh đất đá lớn nhất hệ mặt trời (xét về yếu tố bán kinh, khối lượng và mật độ vật chất). Nếu xét về vị trí các hành tinh so với Mặt Trời thì Trái Đất là hành tinh thứ ba. Với thảm thực vật đa dạng cùng với con người, Trái Đất còn được gọi là “hành tinh xanh”.
Trái Đất được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, nhưng nó chỉ mới có sự sống từ 1 tỷ năm trước. Cũng từ lúc này, tầng khí quyển của Trái Đất có sự thay đổi bất ngờ. Tầng khí quyển hình thành lớp ozon giúp bảo vệ Trái Đất và sự sống trên Trái Đất khỏi tia bức xạ của Mặt Trời. Tuy nhiên, với sự gia tăng kích thước của Mặt Trời, người ta ước tính Trái Đất chỉ còn có sự sống trong 1 tỷ năm nữa.
Bề mặt Trái Đất được tạo nên từ những mảng kiến tạo và chúng di chuyển trong hàng triệu năm nay. Nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất (70%) và là cội nguồn của sự sống. Hiện nay, trong hệ mặt trời, các nhà khoa học chỉ mới tìm thấy sự tồn tại của nước tại sao Hỏa nhưng ở dạng đóng băng tại 2 cực. Tuy nhiên, việc này cũng chứng minh được trên sao Hỏa từng có sự sống.
Các mùa trên Trái Đất
Thực tế Trái Đất không quay theo phương thẳng đứng mà theo trục nghiêng, dẫn đến lượng ánh sáng mặt trời chiếu đến Trái Đất của thay đổi khác nhau trong một năm. Sự thay đổi này đã tạo nên các mùa. Nếu ở Bắc bán cầu là màu hẻ thì mùa đông sẽ xuất hiện ở Nam bán cầu.
Vệ tinh của Trái Đất
Chắc hẳn chúng ta đều biết mặt trăng chính là vệ tinh đất đá có kích thước lớn nhất của Trái Đất. Mặt trăng có đường kính chỉ bằng ¼ đường kính của Trái Đất và nhỏ hơn Mặt Trời 400 lần. Trái Đất và Mặt trăng được liên kết bởi lực hấp dẫn, và cũng chính lực hấp dẫn này đã tạo nên hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.
Không những vậy, mặt trăng còn ảnh hưởng đến khí hậu của Trái Đất, một số bằng chứng chỉ ra rằng Trái Đất có thể giữ yên trên trục của nó là nhờ vào lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Sở dĩ chúng ta luôn thấy được một mặt của mặt trăng là do mặt trăng có chu kỳ quay giống Trái Đất và nó được mặt trời chiếu sáng. Cũng từ đây hình thành các pha mặt trăng khác nhau: trăng mới, trăng lưỡi liềm, bán nguyệt đầu tháng, trăng khuyết đầu tháng, bán nguyệt cuối tháng, trăng lưỡi liềm cưới tháng, trăng tối.
Nói về sự hình thành của Mặt Trăng, một số giả thuyết cho rằng nó được hình thành sau cú va chạm giữa Trái Đất và hành tinh Theia. Giải thuyết này được đưa ra giữa trên sự giống nhau giữa lớp vỏ Trái Đất và Mặt Trăng.
Từ Trường của Trái Đất
Từ trường của Trái Đất được tạo ra từ phần lõi nóng chảy bên trong của nó và các cực từ trường trùng với cực địa lý của Trái Đất. Nhờ vào nhiệt độ cao trong lõi Trái Đất mà các chuyển động đối lưu của vật chất dẫn điện được hình thành. Quá trình này đã tạo ra dòng điện từ trường. Các từ trường tạo nên từ quyển. Chính sự giao nhau giữa từ trường Trái Đất và từ trường Mặt Trời đã tạo nên vành đai Van Allen. Và chính vành đai này đã tạo nên hiệu ứng cực quang khi các tia plasma chạm vào bầu khí quyển của Trái Đất.
Vì sao có thể nói rằng trái đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
Để kiểm chứng liệu Trái Đất có phải là một thanh nam châm khổng lồ hay không, bạn có thể dùng đến kim nam châm. Khi đặt kim nam châm ở một vị trí nào đó hoặc di chuyển kim nam châm thì ta thấy kim nam châm luôn hướng Bắc – Nam và không thay đổi. Thí nghiệm này đã chứng tỏ Trái Đất là một thỏi nam châm khổng lồ với cực Nam của Trái Đất sẽ ứng với cực Bắc nam châm và cực Bắc Trái Đất ứng với cực Nam nam châm.
Việc mỗi cực Bắc – Nam của nam châm luôn luôn hướng về một vị trí dù ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất nên đó là lý do vì sao các nhà khoa học ví Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được lý do vì sao Trái Đất được ví như một thanh nam châm khổng lồ. Quả thật hành tinh xanh này của chúng ta còn rất nhiều điều thú vị chưa được khám phá. Theo dõi tiếp những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật các thông tin thiên văn học mới nhất nhé.