Trọng lực là gì? Công thức tính trọng lực và bài tập về trọng lực

Trọng lực là gì? Công thức tính trọng lực và bài tập về trọng lực

Trọng lực là một trong những kiến thức vật lý quan trọng. Để giúp các em củng cố kiến thức trọng lực và có thể  dễ dàng giải bài tập vật lý. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp kiến thức về trọng lực, công thức tính trọng lực, phân biệt trọng lực và trọng lượng và cho một số bài tập trọng lực có lời giải chi tiết.

Xem thêm:

cong thuc tinh trong luc

Tổng quan về trọng lực

Lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho một vật thể phải chịu sự thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến việc chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Hoặc có thể hiểu theo cách khác lực chính là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc hay khiến cho biến dạng vật thể hoặc cả 2.

Trọng lực là lực hút của trái đất có tác dụng lên một vật thể nào đó và có phương thẳng đứng, có chiều hướng về trái đất. Trọng lực sẽ được xác định bằng cách tính khối lượng của vật với gia tốc rơi tự do tại một điểm đặt của vật đó

Đơn vị đo của trọng lực là Newton ( Được ký hiệu là N) Đây là một đơn vị chính thống có trong hệ đo lường của quốc tế (SI)

Phân biệt giữa trọng lực và trọng lượng

Có rất nhiều người làm tưởng rằng trọng lực và trọng lượng giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên điều này là sai, dưới đây là điểm giống và khác nhau giữa trọng lực và trọng lượng:

TênĐiểm giống nhauĐiểm khác nhau
Trọng lựcCùng do lực hút của Trái Đất tạo thànhLà lực hấp dẫn, lực hút của Trái Đất tác động lên 1 vật thể nào đó.
Trọng lượngLà lực mà lực hút Trái Đất tác động lên vật thể đó hoặc chính là độ lớn của trọng lực ̣tác dụng lên 1 vật.

Công thức tính trọng lực

Công thức tính trọng lực bằng khối lượng chia cho gia tốc

F = m.g

Trong đó : F là trọng lực (N)

                  m là khối lượng (kg)

                  g là gia tốc trọng trường (m/s2)

cong thuc tinh trong luc 2

Lưu ý:

  • Khi bạn sử dụng đơn vị đo là mét, gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất sẽ là 9,8 m/s2 thì đây là giá trị kèm đơn vị chuẩn của quốc tế nên phải sử dụng giá trị này
  • Trong trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng feet thì giá trị gia tốc trọng trường mà bạn cần phải sử dụng là 32,2 f/s2. Hiểu về bản chất giá trị thì không có sự thay đổi nhưng chỉ quy theo feet thay vì mét

Bài tập tính trọng lực

Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây chỉ nói về trọng lực của vật?

A. Mặt trăng

B. Trái đất

C. Người đứng trên mặt đất

D. Mặt trời

Bài tập 2: Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa mặt đất

B. Trọng lực có phương nằm ngang, chiều hướng từ đông sang tây

C. Trọng lực có phương nằm ngang, chiều hướng từ tây sang đông

D. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về trái đất

Bài tập 3: Chỉ có thể nói trọng lực của vật nào dưới đây?

A. Mặt trời

B. Mặt trăng

C. Hòn đá trên mặt đất

D. Mặt đất

Đáp án

Bài tập 1: C

Bài tập 2: D

Bài tập 3: C

Trên đây là toàn bộ kiến thức, công thức tính trọng lực quan trọng cho các bạn học sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ về trọng lực, nắm vững công thức và có thể ứng dụng hiệu quả vào bài tập, và trong cuộc sống nhé.

Advertisement
Share