Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam nói riêng và nhiều nước ở Đông Á nói chung. Dịp tết chính là thời điểm để mọi người trong gia đình có thể giời gian nghỉ ngơi và xum họp. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết của truyền của dân tộc ta.
Nguồn gốc của Tết cổ truyền (Tết nguyên đán) như thế nào?
Tết Nguyên Đán (còn gọi là tết âm lịch, tết cổ truyền, tết ta, tết cả hay chỉ đơn giản là tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Người Việt Nam. Ngày tết thường bắt đầu từ ngày cúng Táo Quan (23 tháng chạp) kéo dài đến mùng 5-6 tết. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp tết nguyên đán chỉ giao động tư 21/1 đến 19/2 dương lịch.
Tết được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng riêng trên khắp đất nước và công đồng người Việt tại nước ngoài. Nhiều hoạt động chuẩn bị và đón tết diễn ra trong thời gian này như lau dọn nhà cửa, sắm đào quất, hoa, Mai, chúc tết họ hàng anh em và thờ cúng tổ tiên.
Nguồn gốc tết nguyên đán – Việt Nam thuộc nên văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp được phân chia thời gian 1 năm thành 24 tiết khí tỏng đó tiết khơi đầu của một chu kì canh tác, gieo trồng luôn là quan trọng nhất đó chính là Tiết (Tết) Nguyên Đán. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện khác nhau để đưa ra nguồn gốc của tết nguyên đán nhưng dựa theo khoa học thì cách hiểu ở trên là đúng nhất đối với nên văn hóa Á Đông. Một điều quan trọng là Tết Nguyên Đán của Việt Nam có phong tục khác biệt với Trung Quốc mặc dù bị nghìn năm bắc thuộc, trong sử sách từ thời Lý Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng bậc nhất của đất nước với nhiều phong tục đặc trưng của người Việt ta.
Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền
Tết cổ truyền biểu hiện cho sự giao cảm giữa đất trời, con người với thần linh
Việt Nam có gốc là nền văn hóa lúa nước nên xét ở góc độ quan hệ giữa thiên nhiên, trời đất và con người là rất quan trọng. Tết do tiết khí thuạn theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở chu kỳ trời đất các mua trong năm xuân hạ thu đông.
Theo phong tục tín ngưỡng, người Việt còn nhớ đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được hay mất của mùa màng như thần đất, thàn mưa, thần nước, thần mặt trăng, mặt trời,… và họ cũng không quên ở sự thuận hòa của loài vật, cây cối đã giúp đỡ nuôi sống họ. Làm người phải trung hiếu cảm tạ các bậc đế vương xây dựng đất nước, hiểu thảo tưởng nhớ đến tổ tiên đã sinh thành ra họ.
Tết cổ truyền là tết đoàn viên của mọi nhà
Dù có đi 4 phương trời, người Việt Nam có tục lên hàng năm cứ đến khi tết đến xuân về dù ở đâu, làm gì thì đều trở về ngôi nhà sum họp gặp mặt các thành viên trong gia đình được thực hiện hàng loạt các hoạt động phong tục ý nghĩa.
Theo quan niệm, ngày tết là ngày đoàn tự, đoàn viên, mối quan hệ anh em họ hàng, láng giềng và được mở rộng ra ngoài ra xã hội. Thời gian này, mọi người được gặp nhau gắn kết lại tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè,…
Hàng loại các hoạt động gắn kết các thành viên trong gia đình được bắt đầu khi tết đến như cúng ông công ông táo, tiệc tất niên, mọi người dọn dẹp ban thờ, nhà cửa, đón tết cùng nhau, đi chúc tết, lì xì mừng tuổi, khao thọ,…
Tết cổ truyền đánh dấu cho mùa xuân, ngày “khởi đầu”
Ngày mùng 1 tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội chúc nhau nhiều điều tốt đẹp nhất để “khởi đầu” cho 1 năm mới thuận lợi cho mọi việc. Việc làm cho ngày mới có thể là chúc tết nhau, viết câu đối chúc, lì xì cho trẻ nhỏ để làm vốn khởi đầu năm mới.
Tết cũng là thời gian để mọi người làm mới tình cảm và tinh thần để xóa đi những thứ chưa được tốt, chào đón và dành cho nhau những điều tốt đẹp hơn. Trong ngày tết, không chỉ không khí gắn kết trong gia đình được thể hiện mà còn nhiều hoạt động lễ hội diễn ra để gắn kết tình cảm hàng xóm láng giềng như khao thọ, tiệc đình,…
Tết cũng là đánh dấu “sinh nhật” của tất cả mọi người, trong tâm niệm của mỗi người cứ khi tết đến là chúng ta có thêm 1 tuổi mới. Mọi người gặp nhau chúc tuổi, trẻ thì chúc ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn, lớn thì chúc mạnh khỏe công việc thuận lợi, già thì chúc sức khỏe dồi dào trường thọ.
Tết cổ truyền là thời điểm để cảm ơn
Người Việt luôn tâm niệm ngày tết là cơ hội để cảm ơn, tạ ơn đế tổ tiên nên ra vỗi lăng, thắp hương ngoài mộ, trên ba thờ. Con cái, cháu chắt cảm ơn đến bố mẹ, ông bà bằng những lời chúc và hành động thiết thực. Trong công ty thì là thời gian lãnh đạo cảm ơn tất cả nhân viên đã làm việc phấn đấu trong 1 năm qua và ngược lại nhân viên cảm ơn sếp đã cho 1 công việc để làm việc học hỏi phát triển bản thân.
Tóm lại, đối với người Việt ta dù ở đâu? Làm gì? Thì ngày tết luôn là thời khắc quan trọng và thiêng liêng nhất để dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Điều này sẽ luôn được phát huy, phát triển thành một phong tục tốt đẹp hàng nghìn năm qua của dân tộc chính vì thế mỗi chúng là luôn phải nhớ nguồn gốc, nguồn cội và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền dân tộc.