Nhiệt độ trung bình năm ở mỗi địa điểm và thời gian đều khác nhau và công thức tính nhiệt độ trung bình năm cũng dựa vào nhiệt độ mỗi khu vực. Nhiệt độ trung bình năm nước ta là bao nhiêu và được thể hiện như thế nào. Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin bổ ích qua bài viết sau đây nhé.
Xem thêm:
- Công thức dãy đồng đẳng của Ancol Etylic là gì? Bài tập minh họa
- 7+ Cách học thuộc từ vựng Tiếng Anh nhanh thuộc
1. Nhiệt độ trung bình năm được hiểu như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu công thức tính nhiệt độ trung bình năm, chúng ta phải nắm được khái niệm nhiệt độ trung bình năm là gì. Theo lý thuyết trong bộ môn địa lý thì nhiệt độ trung bình lăm là nhiệt độ trung bình của 12 tháng.
Nhiệt độ trung bình năm được đo bằng nhiệt độ không khí bằng không khí rồi sẽ tính ra bằng nhiệt độ trung bình ngày, tháng và trung bình năm.
2. Công thức tính nhiệt độ trung bình năm đơn giản
- Thứ nhất, bạn đo nhiệt độ không khí bằng một cái nhiệt kế. Sau đó, để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m.
- Tiếp theo nhiệt độ trung bình ngày sẽ được đo ba lần trong các giờ như 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ. Còn đối với nhiệt độ trung bình thắng thì nhiệt độ các ngày chia cho số ngày, nhiệt độ trung bình năm thì nhiệt độ các tháng chia cho số tháng.
Công thức tính nhiệt độ trung bình năm như sau:
Tổng số 12 tháng/12
Ví dụ như: nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội cao nhất nhưng ở Đà Lạt lại thấp nhất. Bởi vì:
Đà Lạt có khí hậu nhiệt đới gió mùa, xung quanh các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, chủ yếu là rừng thông xung quanh. Đà Lạt có khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát với nhiệt độ trung bình năm không quá 21 độ C ngay cả những thời điểm nóng nhất. Vì vậy Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
Còn đối với Hà Nội có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông thì rất lanh. Thuộc vùng nhiệt đới nên Hà Nội tiếp nhận được lượng bức xạ Mặt trời rất dồi dào và nhiệt độ khá cao. Trung bình có 114 ngày mưa vào một năm và có sự thay đổi khác biệt của hai mùa nóng và lạnh. Chính vì vậy nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao so với các tỉnh khác trong khu vực.
3. So sánh sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm
Tại Singapore nhiệt độ trung bình cao nhất ở vĩ độ nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm cao nhất so với các nước còn lại. Tại Anta hay nauy có vĩ độ cao nhất, tuy nhiên nhiệt độ trung bình năm lại thấp nhất.
Cho thấy rằng, ở những vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt của trái đất nhỏ nên nhật rất ít nhiệt nên dẫn đến nhiệt độ ở đây thấp. Còn ở nơi có vĩ độ thấp nhưng do góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất cao nên nhiệt độ trung bình thường cao.
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ được hiểu như sau:
- Vĩ độ lên càng cao thì nhiệt độ trung bình năm giảm dần (từ 24,5 độ C tại vĩ độ 0 giảm xuống còn -10,4 độ tại vĩ độ 70). Nguyên nhân là do vĩ độ càng lên cao thì góc chiếu sáng của mặt trời (còn được gọi là góc nhập xạ) càng nhoe, vì vậy lượng nhiệt nhận được ngày càng ít.
- Vĩ độ càng lên cao thì biên độ nhiệt độ năm sẽ càng lớn (từ 1.8 độ C tại vĩ độ 0 tăng lên là 32,2 độ C tại vĩ độ 70). Nguyên nhân là do vĩ độ càng cao góc chiếu sáng và thời gian sẽ chênh lệch nhau trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao thì mùa hạ có góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài hơn (gần 6 tháng ở cực),vào mùa đông thì góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ và thời gian chiếu sáng sẽ ít dần đi (tới 6 tháng ở đêm cực).
4. Tìm hiểu nhiệt độ trung bình năm của nước ta
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta được các nhà khí tượng học tính toán là trên 20 độ. Tổng bức xạ hàng năm rất lớn và luôn đạt dương so với nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C đã vượt qua tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Về tính chất nhiệt đới: có tổng bức xạ hàng năm lớn và cán cân bức xạ luôn đạt mức dương. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc luôn lớn hơn 20 độ C. Xuất hiện giờ nắng nhiều và dao động trong khoảng 1400 đến 3000 giờ mỗi năm.
Về tính chất ẩm: lượng mưa rất lớn trong năm và dao động từ 1500 đến 2000mm tùy theo khu vực. Độ ẩm không khí cao nên nhiệt độ trung bình năm thấp nhưng độ ẩm trên 80% và luôn dương.
Kết luận
Qua bài viết về công thức tính nhiệt độ trung bình năm ở trên, chúng ta thấy rằng mỗi địa điểm sẽ có nhiệt độ trung bình năm riêng và hầu hết không giống nhau. Cách tính khá dễ dàng và ai cũng có thể tự tính được nhiệt độ trung bình năm tại quê mình. Hy vọng bài viết trên sẽ hỗ trợ những bạn có thêm kiến thức về địa lý nhé.