Có thể một ngày trẻ nhà bạn có thể khóc vài lần khiến sự kiên nhẫn của bạn bị “thử thách” và khả năng bạn to tiếng rất hay xảy ra. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cách dỗ trẻ nín khóc hiệu quả và điều gì nên hoặc không nên làm của bố mẹ ở tình huống đó.
Làm cách nào để dỗ trẻ nín khóc?
Bạn nên kết hợp các biện pháp để dưới đây để bé có cảm an toàn và thoải mái nhất giúp trẻ bình tĩnh, nín khóc.
- Quấn cho trẻ 1 chiếc khăn phù hợp và đúng cách để giúp bé yên tâm
- Hãy ông con vào lòng và đặt cơ thể con nằm nghiêng về phía bên trái vì bên đó giúp bé giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Nhẹ nhàng xoa lưng cho bé và dỗ dành, nếu bé nhà bạn đi vào giấc ngủ thì cứ giỗ thêm khoảng 5 phút rồi để bé nằm vào cũi để lắc lư giúp bé đỡ giật mình.
- Bật âm thanh dịu êm: chắc bé nhà bạn cũng được nghe nhạc từ khi còn trong bụng hoặc thi thoảng được nghe sẽ giúp át bớt các tiếng ồn giật mình và tạo cảm giác quen thuộc.
- Tránh cho bé bú quá no điều làm bé có cảm giác khó chịu nên dễ quấy khóc hơn, mỗi lân bú lần tiếp theo cách khoảng hơn 2 tiếng.
- Trẻ khóc có thể do trẻ đói hoặc quá no nên bạn có thể cho uống sữa khi đói hoặc ngậm vú giả khi bé no.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc khả năng bé nhậy cảm với thực phẩm của mình thì mẹ có thể thay đối thực phẩm của chính bản thân theo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu trẻ bú bình từ rất sớm thì bạn nên liên hệ đến bác sĩ nhi để thay đổi chế độ sữa, dinh dưỡng phù hợp hơn.
- Theo dõi thời gian con của bạn hay khóc khi nào lúc ăn, lúc ngủ hay lúc ăn cái gì để mình có thể thay đổi phù hợp.
- Giữ thói quen tốt cho trẻ là không nên để trẻ ngủ quá 3 giờ 1 giấc vào ban ngày.
- Giữ cho bé sự yên tĩnh cần thiết khi bé bú, thay đồ, ngủ. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp không mạnh quá hay ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử.
Cách sự kết hợp trên được duy trì sẽ giúp bé giảm bớt tình trạng quấy khóc để giúp mẹ hoặc người chăm sóc cũng được thoải mái nhất.
Khi con khóc bạn cần kiểm tra những gì?
Dưới đây là một số lý do dẫn đến việc con bạn khóc và bạn hay kiểm tra để đáp ứng những nhu cầu đó giúp con bạn nín ngay.
- Đói: Theo dõi thời gian ăn của bé hoặc dấu hiệu bé đói như bặm môi, hay đưa tay lên miệng,…
- Bé mặc lạnh hoặc nóng: Kiểm tra tã, khăn quấn, quần áo có nhiều quá hay ít quá mà khiến bé khó chịu hay nóng lạnh thì điều chỉnh cho phù hợp.
- Ướt hoặc bẩn: Kiểm tra tã vì bé có thể tè hoặc ị khá nhiều để thay cho bé.
- Khạc hoặc nôn, chớ nhiều: Một số trẻ có triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản và quấy khóc lại nhầm lẫn trẻ bị đau bụng. Trẻ thường xuyên hay chớ nôn sau khi bú thì hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra để có phác đồ điều trị hoặc thay đổi thực phẩm phù hợp.
- Bị ốm (Sốt) hoặc bị bệnh khác: kiểm tra nhiệt độ của bé. Nếu bé dưới 2 tháng tuổi thì bạn có thể liên hệ bác sĩ tư vấn các mẹo giúp bé giảm sốt mà không sử dụng thuốc tự tiện.
- Quá kích thích: có câu “giòn cười tươi khóc” là do chơi giỡn với bé quá đà nên bị kích thích nên cũng dẫn đến việc bé cũng có thể khóc.
- Chán: bị nằm quá lâu hoặc “nhàn quá” thì bạn có thể chuyện trò ngâm nga hay bật nhạc cho bé ngay, bồng bé đi dạo.
Bố mẹ cũng cần được nghỉ ngơi kẻ cả khi trẻ vẫn khóc
Nếu bạn đã cố gắng làm trẻ nín khóc nhưng chưa có tác dụng thì cần 1 chút thời gian cho mình. Đặc biệt, các ông bố bà mẹ phải thức đêm rồi sáng hôm sau lại đi làm khiến bạn mệt mỏi về thể chất và kiệt quệ tinh thần. Bạn nên làm một số động tác sau:
- Hít thở sâu và đếm từ 1 đến 10
- Đặt em bé của bạn ở 1 nới an toàn như cũi mà không có chăn hay đồ chơi và rời khỏi phòng khoảng 5 – 10 phút cho trẻ khóc 1 mình rồi quay lại để trẻ cần mình hơn và mình cũng có thời giản giảm căng thẳng.
- Nghe nhạc hoặc làm điều gì đó giúp bạn bình tĩnh lại trong khi trẻ đang ở 1 mình.
- Gọi điện thoại cho người thân, bạn bè để nhận sự hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Nếu sau 5 – 10 phút bạn chưa bình tĩnh trở lại hãy đến kiểm tra trẻ nhưng không bế bé lên cho đến khi bạn bình tĩnh lại.
- Khi trẻ khóc lâu bạn có thể liên hệ người thân đến hoặc bác sĩ kiểm tra xem có lý do nào khác khiến con bạn khóc không.
Trên đây là cách làm trẻ nín khóc, cách kiểm tra, xử lý như thế nào cho phù hợp cho cả trẻ và cả cho người chăm sóc. Hãy luôn luôn giữ bình tĩnh, kiên nhẫn, giữ an toàn cho bé là điều quan trọng nhất để tìm ra lý do trẻ khóc và dễ dàng giải quyết hơn.