Công thức tính lực ma sát trượt và ví dụ chứng minh

Công thức tính lực ma sát trượt và ví dụ chứng minh

Ma sát trượt là gì? Công thức tính lực ma sát trượt là gì? Bài viết hôm nay Top Nổi Bật sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức về ma sát trượt về khái niệm, đặc điểm, công thức và những bài toán về lực ma sát trượt. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Khái niệm về lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt, khi đó bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc của một lực ma sát trượt, cản trở đến chuyển động của vật trên bề mặt đó.

Đặc điểm của lực ma sát trượt

  • Điểm đặt lên vật sát với bề mặt tiếp xúc
  • Phương song song với bề mặt tiếp xúc
  • Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc

Công thức tính lực ma sát trượt

Công thức tính lực ma sát trượt bằng hệ số ma sát trượt nhân với độ lớn áp lực (phản lực)

Fmst = µt.N

Trong đó: Fmst là độ lớn của lực ma sát trượt

                 µt là hệ số lực ma sát trượt

                  N là độ lớn áp lực ( phản lực)

cong thuc tinh luc ma sat truot

Ví dụ về lực ma sát trượt

  • Khi mài nhẵn bóng những mặt kim loại
  • Khi vận động viên trượt trên băng
  • Khi thắng gấp xe, bánh xe trượt chậm trên đường

Bài tập về lực ma sát trượt có lời giải chi tiết

Bài tập 1: Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lời giải

Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 bề mặt tiếp xúc và nó

Bài tập 2: Một vật có trọng lượng 2kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang bằng một lực kéo có độ lớn bằng 0,8N. Lấy g = 10m/s2. Tính hệ số ma sát trượt?

Lời giải

M = 2kg, g = 10m/s2, FK = 0,8N

Hệ số ma sát trượt là:

Fms = µmg = FK

=) µ = 0,04

Trên đây là những thông tin về khái niệm, đặc điểm, công thức, ví dụ và bài tập tính lực ma sát trượt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em học sinh nhớ công thức và dễ dàng giải những bài toán vật lý.

Advertisement
Share