Công thức tính chiều cao hình bình hành và bài tập có lời giải

Công thức tính chiều cao hình bình hành và bài tập có lời giải

Hình bình hành là hình tứ giác được tạo nên khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Các em học sinh vào lớp 4 bắt đầu phải học về hình bình hành, cần phải nắm vững lý thuyết, công thức tính chu vi, diện tích và chiều cao của hình bình hành bởi những công thức này sẽ được kết hợp suốt quãng thời gian học đến lớp 12. Nhưng nhiều em học sinh vẫn chưa nắm vững kiến thức về công thức tính chiều cao hình bình hành. Đừng lo, bài viết hôm nay Top Nổi Bật sẽ chia sẻ lý thuyết, công thức , cách tính chiều cao hình bình hành và cho bài tập kèm lời giải để các em dễ hiểu và nắm vững kiến thức hơn.

>>Xem thêm:

Chiều cao hình bình hành là gì?

Hình bình hành có các cạnh đối song song và cắt nhau, có các góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

cong thuc tinh chieu cao hinh binh hanh

Vậy chiều cao hình bình hành là gì? Vấn đề đang được các em học sinh lớp 5 đang bị nhầm, và khó khăn trong việc áp dụng công thức. Do vậy, đường cao hình bình hành chính là một đoạn thẳng từ 1 đỉnh hạ xuống, sao cho đoạn thẳng đó vuông góc với đường thẳng chứa một cạnh không đi qua đỉnh đó.

Trong hình bình hành có 2 đỉnh sẽ hạ được thành 2 đường cao

Cách tính chiều cao hình bình hành

Hình bình hành có rất nhiều cách tính khác nhau, từ bài tập dễ cho đến khó, mỗi bài lại cho số liệu khác nhau để các em học sinh linh hoạt và tư duy tốt hơn trong nhiều cách xử lý khác nhau. Mặt khác, khi có nhiều bài tập khác nhau sẽ hình thành cho các em học sinh thói quen phân tích, tổng hợp kiến thức những dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao để hiểu được mấu chốt bài toán đưa ra, từ đó dần dần tìm ra phương pháp giải toán mới hơn.

Công thức tính chiều cao hình bình hành

Chiều cao hình bình hành bằng diện tích chia cho cạnh đáy

H = S : A

Trong đó: S là diện tích hình bình hành

               A là cạnh đáy hình bình hành

               H là chiều cao hình bình hành

Bài tập kèm lời giải về cách tính chiều cao hình bình hành

Bài tập 1: Tính chiều cao hình bình hành khi biết diện tích hình bình hành bằng 40cm, độ dài đáy bằng 8cm

Lời giải: Từ công thức tính diện tích hình hình bình hành

S = a x h

  • H = S : a

    = 40 : 8

    = 5

Đáp án: Chiều cao hình bình hành bằng 5cm

Bài tập 2: Một hình bình hành có tổng diện tích bằng 58,8m, và độ dài cạnh đáy bằng 12,2m. Hỏi chiều cao của hình bình hành đó bằng bao nhiêu?

Lời giải: Áp dụng công thức tính chiều cao hình bình hành ta được

H = S : A

    = 58.8 : 12.2

    = 4.82

Đáp án: Chiều cao hình bình hành bằng 4.82m

Bài tập 3: Một hình bình hành có chiều cao kém với cạnh đáy 24m, và bằng 2/3 độ dài đáy. Chiều cao và cạnh đáy của hình bình hành đó bằng bao nhiêu?

Lời giải: Áp dụng theo công thức ta được

Hiệu số phần tử bằng nhau:

3 – 2 = 1

Chiều cao hình bình hành đó là

24 : 1 x 2 = 48m

Cạnh đáy hình bình hành đó là :

48 + 24 = 72m

Đáp án: Chiều cao hình bình hành bằng 48m, cạnh đáy hình bình hành bằng 72m

Hy vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp các em học sinh củng cố, ôn lại lý thuyết, công thức và có thêm nhiều bài tập chiều cao hình bình hành để áp dụng nhiều hơn trong các dạng bài toán khác nhau. Nếu muốn có thêm bài tập , hoặc có bài tập đang băn khoăn hãy để lại comment bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!

Advertisement
Share