Công thức tính lãi suất là gì? Rất nhiều em học sinh lớp 12 đang loay hoay không biết giải sao với những bài tập về tính lãi suất. Do vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê 7 công thức tính lãi suất và cho một số bài tập về lãi suất có lời giải để các em hiểu và nhớ công thức lâu hơn.
>>Những bài viết liên quan:
Lãi suất là gì?
Lãi suất là tỷ lệ mà tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay nào đó. Hay nói cách khác, lãi suất chính là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của một thời gian theo mỗi thời kỳ.
Ví dụ: Một công ty vay vốn từ một ngân hàng để mở rộng kinh doanh của mình, và ngược lại người cho vay nhận được khoản tiền lãi theo lãi suất quy định cho việc trì hoãn sử dụng khoản tiền đó.
5 công thức tính lãi suất chính xác
Công thức tính lãi suất đơn
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi. Bởi số tiền gốc sinh ra, tức là tiền lãi của kì hạn trước không được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn tiếp đến dù đã đến kì hạn người gửi không đến gửi tiền ra.
Công thức tính lãi suất đơn là:
T = A x (1 + r x n)
Trong đó A là số tiền gửi ngân hàng
r là phần trăm lãi suất/ 1 năm
n là thời hạn
Ví dụ: Chị Nguyễn Thanh Tâm vay ngân hàng với số tiền là 400.000.000 đồng. Chị tâm gửi tiền từ ngày 1/1/2018, thời gian đáo hạn là ngày 1/1/2023. Biết lãi suất đơn ngân hàng là 17%/ 1 năm. Vậy đến ngày 1/1/2023 số lãi chị Tâm được nhận là bao nhiêu?
Lời giải
Ta có: A = 400.000.000đ
r = 17% / 1 năm
n = 5 năm
Tổng số tiền cả gốc và lãi chị tâm nhận được là:
T = A x (1 + r x n)
= 400.000.000 x (1 + 17% x 5)
= 740.000.000đ
Tổng số tiền lãi chị tâm nhận được là:
Lãi = T – A
= 740.000.000 – 400.000.000
= 340.000.000đ
Đáp số: 340.000.000đ
Công thức tính lãi suất kép
Lãi suất kép là số tiền còn lại của kì hạn trước nếu người gửi không rút ra thì được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn tiếp.
Công thức tính lãi suất kép là:
T = A x (1 + r)n
Trong đó: A là số tiền gửi ngân hàng
r là phần trăm lãi suất/ 1 năm
n thời hạn
Ví dụ: Anh Nam gửi ngân hàng số tiền là 60.000.000đ, từ ngày 1/1/2018, thời gian đáo hạn là 1/1/2022. Với mức lãi suất kép của ngân hàng là 15%/ 1 năm. Vậy đến ngày 1/1/2022 số lãi suất anh Nam nhận được là bao nhiêu?
Lời giải
Ta có: A = 60.000.000đ
r = 15%/ 1 năm
n = 4 năm
Số tiền cả gốc cả lãi anh Nam nhận được vào ngày 1/1/2022 là:
T = A x (1 + r)n
= 60.000.000 x (1 + 15%)3
= 91.252.500 đ
Tổng số tiền lãi anh Nam nhận được là:
Lãi = T – A
= 91.252.500 – 60.000.000
= 31.252.500đ
Đáp số: 31.252.500đ
Công thức tính tiền gửi vào ngân hàng
Là mỗi tháng gửi cùng một số tiền vào một thời gian cố định
Công thức tính gốc và lãi trả đều hàng tháng là:
T = (A/r) x [(1 + r)n – 1] x (1 + r)
Trong đó: A là số tiền gửi ngân hàng
r là phần trăm lãi suất
n thời hạn
Ví dụ: Chị Thắm mỗi tháng đều đặn gửi tiền vào ngân hàng một khoản tiền theo hình thức lãi kép , với lãi suất 0,6% mỗi tháng. Biết rằng sau 15 tháng chị Thắm có số tiền là 10 triệu đồng. Hỏi số tiền mỗi tháng chị Thắm gửi vào là bao nhiêu?
Lời giải
Ta có: T = 10.000.000đ
r = 0.6%
n = 15 tháng
Số tiền chị thắm gửi vào ngân hàng mỗi tháng là:
10.000.000 = (A/0,6%) x [(1 + 0,6%)15 – 1] x (1 + 0,6%)
=) A = 635.000đ
Đáp số: 635.000đ
Gửi tiền ngân hàng và rút tiền gửi hàng tháng
Công thức là:
T = A x (1 + r)n – m x [[(1 + r)n – 1] : r]
Trong đó: A là số tiền gửi ngân hàng
r là phần trăm lãi suất
n là thời hạn
m là số tiền đã rút
Ví dụ: Mẹ cô Loan cho cô Loan 20 tỷ để lấy chồng, nhưng cô loan cầm tiền đó gửi ngân hàng với số lãi suất là 0.75%/ tháng. Mỗi tháng vào ngày ngân hàng tính lãi, cô loan lại đến ngân hàng rút 300 triệu đồng để tiêu. Hỏi sau 2 năm số tiền cô loan còn lại trong ngân hàng là bao nhiêu?
Lời giải
T24 = 20 x 109 x (1,0075)24 – 300 x 106 x [[(1,0075)24 – 1] : 0,0075
= 16,07 x 109đ
Vậy sau 2 năm số tiền cô loan còn lại trong ngân hàng là 16 tỷ
Vay vốn trả góp
Công thức là:
Tn = A x (1 + r)n – X x [[(1 + r)n – 1] : r]
Trong đó: A là số tiền gửi ngân hàng
r là phần trăm lãi suất
n là thời hạn
Ví dụ: Anh Khánh vay trả góp ngân hàng với số tiền là 50.000.000đ và lãi suất 1,15% / 1 tháng. Trong vòng 2 năm thì mỗi tháng anh khánh phải trả số tiền là bao nhiêu?
Lời giải
Số tiền Anh Khánh phải trả mỗi năm là:
X = [5 x 107 x (1,0115)48 x 0,0115] : [(1,0115)48 – 1]
= 1361312,807 đ
Đáp số: 1361312,807 đ
Trên đây là tổng hợp 5 công thức tính lãi suất nhanh nhất và chính xác nhất. Mọi thông tin của chúng tôi đều là kiến thức bổ ích để giúp các em học lớp và 12 có thể giải được những bài toán về lãi suất. Ngoài ra, những công thức này còn được áp dụng vào đề thi THPT quốc gia nên các em nhớ đọc và nhớ kỹ công thức, và đừng quên làm nhiều bài tập nhé.