Công thức tính tần số, chu kỳ của con lắc đơn là chương trình môn Vật Lý Lớp 12 khá quan trọng. Vậy bạn đã biết công thức này như thế nào chưa? Biết áp dụng công thức vào bài tập phù hợp nhất chưa? Hãy cùng Top Nổi Bật tìm hiểu về khái niệm con lắc đơn, công thức tính chu kỳ, tần số của con lắc đơn và một số bài tập thực hành có lời giải chi tiết nhé.
Xem thêm:
- Công thức tính chu kì, tần số của con lắc lò xo và bài tập có lời giải
- Công thức con lắc đơn và bài tập có lời giải chi tiết
- Công thức tính bước sóng hay nhất và bài tập thực hành dễ hiểu
Tìm hiểu về con lắc đơn
Con lắc đơn sẽ bao gồm 1 vật nhỏ có khối lượng là m, treo ở đầu một sợi dây không dãn với khối lượng không đáng kể, thường có chiều dài là l, đầu trên của sợi dây sẽ được treo vào một điểm cố định.
Công thức tính tần số của con lắc đơn chính xác
f = (1/2π).(√g/l)
Công thức tính chu kỳ của con lắc đơn đầy đủ
T = 2π.(√l/g)
Chú ý: Con lắc đơn dao động điều hòa thì chu kì của nó không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng và biên độ.
Bài tập thực hành về tần số, chu kỳ của con lắc đơn có lời giải
Bài tập 1: Một con lắc đơn có chu kỳ là T = 2s. Nếu tăng chiều dài của con lắc đơn thêm 20,5cm thì chu kỳ dao động mới của con lắc lúc này là 2,2s. Hãy tìm chiều dài và gia tốc trọng trường g bằng bao nhiêu?
Lời giải
Bài tập 2: Hai con lắc đơn có hiệu chiều dài là T = 14cm. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 15 dao động thì con lắc thứ hai thực hiện được là 20 dao động. Hãy tìm chiều dài và chu kỳ T của 2 con lắc đó? Lấy gia tốc trọng trường g là 10 m/s2.
Lời giải
Số dao động N và khoảng thời gian Δt mà các con lắc thực hiện được liên hệ với nhau theo phương trình là Δt = N.T
Hy vọng với những kiến thức bổ ích ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu lý thuyết, nhớ công thức và biết vận dụng công thức vào bài tập tốt nhất nhé. Nếu như vẫn còn vấn đề gì không hiểu, hay khó khăn khi giải bài tập nào đó thì hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp, hỗ trợ giải bài tập đó nhanh nhất nhé.