Biên độ nhiệt là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta xác định được mức nhiệt độ ở địa phương, tùy thuộc vào khí hậu. Trong địa lý các bạn học sinh đã được học qua, tuy nhiên để chính xác hơn khái niệm của biên độ nhiệt là gì, công thức tính biên độ nhiệt như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ những thông tin về nội dung này nhé.
Xem thêm:
- Nêu công thức tính nhiệt độ trung bình năm dễ hiểu nhất
- Công thức dãy đồng đẳng của Ancol Etylic là gì? Bài tập minh họa
1. Biên độ nhiệt được hiểu như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về công thức tính biên độ nhiệt thì chúng ta phải biết được biên độ nhiệt là gì? Biên độ nhiệt là khoảng cách chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian ở đây là một ngày, một tháng hay một năm) của một vùng địa lý.
2. Nhân tố ảnh hưởng đến biên độ nhiệt như thế nào?
Biên độ nhiệt được tính dựa theo yếu tố nhiệt độ nhưng nhiệt độ lại phụ thuộc vào sự tác động bởi nhiều nhân tố khác như: điều kiện khí hậu, địa hình, thời điểm đo đạc hay vị trí địa lý,…
Ở mỗi vùng miền khác nhau thì biên độ nhiệt sẽ thay đổi theo chiều hướng khác. Vì thế mỗi miền sẽ chịu tác động bởi nhiều kiểu khí hậu và những địa hình khác nhau.
Thông thường biên độ nhiệt miền bắc sẽ cao hơn miền nam vì sự chênh lệch giữa các mùa là rất lớn.
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn so với lục địa bởi vì khả năng hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, nước sẽ có biên độ nhiệt nhỏ hơn so với đất. Như chúng ta đã biết hàn đới là khu vực có biên độ cao nhất trên thế giới.
Ví dụ như: ở vùng ven biển nằm ở khu vực phía Bắc có biên độ nhiệt nhỏ nhất vào các tháng như tháng hai, ba với mức nhiệt tầm 4 độ C. Vì đây là khoảng thời gian vào mùa mưa của miền Bắc nên có sự chênh lệch nhiệt độ, còn biên độ nhiệt cao nhất nằm ở khu vực này là vào tháng 10 và tháng 11 với 7 độ C.
Ở miền Nam nước ta gần ngay xích đạo nên có nhiệt độ cao và khá ổn định. Vì thế biên độ nhiệt ở miền Nam rất nhỏ và thấp hơn so với biên độ nhiệt miền Bắc.
3. Hướng dẫn công thức tính biên độ nhiệt đơn giản và dễ hiểu nhất
Công thức tính biên độ nhiệt được như sau:
a = Tmax – Tmin
Trong đó:
A là biên độ nhiệt trong khoảng thời gian cần phải tính theo đơn vị đo là độ C.
Tmax là một mức nhiệt độ cao nhất trong khoảng thời gian cần được tính và có đơn vị đo là độ C.
Tmin là một mức nhiệt độ thấp nhất trong thời gian cần tính được tính với đơn vị đo là độ C.
4. Một số biên độ nhiệt phổ biến và thường gặp nhất
Dưới đây là một số biên độ nhiệt mà chúng ta hay gặp trong bộ môn địa lý, biên độ nhiệt độ được tính theo ngày, theo tháng và theo tuyệt đối,… Mỗi biên độ nhiệt sẽ tương ứng với từng loại cây trồng khác nhau.
4.1. Loại biên độ nhiệt tính theo ngày
Khi nhiệt độ không khí đạt ở mức cao nhất trong ngày thường rơi vào 13 đến 14 giờ và của mặt đất là khoảng 13 giờ, thông thường là sớm hơn so với nhiệt độ không khí. Với nhiệt độ thấp nhất thường sẽ rơi và lúc mặt trời mọc.
Biên độ nhiệt tính theo ngày thường phụ thuộc vào trạng thái của thời tiết trong ngày hôm đó. Nếu như thời tiết hôm đó trời quang mây và có nắng thì biên độ nhiệt sẽ rất cao và nếu trời có mây nhiều và mưa thì biên độ nhiệt trong ngày sẽ rất thấp.
4.2. Loại biên độ nhiệt tính theo tháng
Biên độ nhiệt trung bình theo tháng sẽ là kết quả của các hệ số giữ nhiệt trung bình cao nhất và thấp nhất trong thời gian 1 tháng.
Công thức tính biên độ nhiệt trung bình theo tháng cũng giống như biên độ nhiệt cho ngày, năm.
Thông thường loại biên độ nhiệt này sẽ có giá trị lớn nhất vào mùa hè và nhỏ nhất vào mùa đông.
4.3. Loại biên độ nhiệt tuyệt đối
Biên độ nhiệt tuyệt đối được tính theo sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất với nhiệt độ thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Biên độ nhiệt tuyệt đối sẽ được phân chia thành 3 loại:
- Thứ nhất là hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian 1 ngày.
- Thứ hai hiệu số của nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong vòng 1 tháng.
- Thứ ba tương tự đó là hiệu số nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong vòng 1 năm.
Biên độ nhiệt độ tuyệt đối được cho là chỉ tiêu đánh giá cho sự biến động của sự biến động lớn nhất của nhiệt độ trong khoảng thời gian nhất định. Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào trạng thái của thời tiết, địa hình cũng như là mùa khí hậu. Ngoài ra, yếu tố này còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa biển và lục địa.
Kết luận
Trên đây là những định nghĩa về biên độ nhiệt và công thức tính biên độ nhiệt đơn giản và dễ hiểu nhất. Hy vọng qua những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bạn trong công cuộc tìm hiểu biên độ nhiệt để đưa ra cách tính chính xác.