Bảng chữ cái Tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái, 10 số nguyên và 5 dấu câu theo tiêu chuẩn Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Các chữ cái được ghép tạo các nguyên âm, phụ âm sau đó tạo thành các từ, cụm từ có nghĩa phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu Bảng chữ cái Tiếng Việt để đồng hành cùng con ngay từ những chữ cái đầu tiên.
Xem thêm:
Bảng 29 chữ cái Tiếng Việt
Bảng chữ cái Tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ quốc ngữ ở thế kỷ 16 dựa theo ký hiệu chữ Latinh dùng để ghép chữ có nghĩa.
Cấu tạo bảng 29 chữ cái Tiếng Việt
Hiện nay, Theo quy chuẩn mới nhất của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo thì bảng chữ cái gồm 29 chữ cái với các thành phần sau:
- 12 nguyên âm đơn gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
- 17 phụ âm đơn gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
- 3 nguyên âm đôi: ia, yê, iê, ua, uô, ưa, ươ.
- 9 phụ âm đôi: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh.
- 1 phụ âm ba: ngh.
Cách đọc 29 chữ cái tiếng việt
Bảng chữ cái Tiếng Việt viết thường và VIẾT HOA.
- BẢNG CHỮ CÁI VIẾT HOA: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
- Bảng chữ cái viết thường: a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y
Lưu ý: Nhiều người nhầm Bảng chữ cái Tiếng Việt có 24 chữ cái là hoàn toàn sai mà là 29 chữ. 24 chữ cái là bảng chữ cái Tiếng Anh nhé!
5 dấu thanh trong bảng chữ cái Tiếng Việt
– Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).
– Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).
– Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng
– Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).
– Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . )
Lưu ý: khi không sử dụng dấu nào cả thì có thể gọi là dấu ngang nhưng thông thường gọi vì nó không làm thay đổi âm sắc và nghĩa của chữ.
10 số nguyên trong bảng chữ cái Tiếng Việt
Trong bảng chữ cái Tiếng Việt có 10 số nguyên gồm: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và cũng được ghép để tạo ra giá trị số khác nhau.
Lưu ý quan trọng khi dạy bé học bảng chữ cái
- Bảng chữ cái Tiếng Việt rất quan trọng trong những ngày đầu bé học tập nên bố mẹ cần quan tâm để cách học thật cẩn thận tránh việc phát âm sai, nói ngọng về sau mà rất khó sửa. (Ví dụ như nhầm N với L, dấu ngã với dấu nặng,…)
- Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam chính vì thế cho bé học bảng chữ cái chuẩn, ngắn gọn, đơn giản để bé dễ tiếp thu.
- Hiện nay, có một số các dị bản của Tiếng Việt hoặc teenwords nhưng chưa được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép lưu hành. Vì vậy bố mẹ cần cho con tiếp xúc với bộ tài liệu chuẩn nhà nước ban hành vào thời điểm hiện tại.
- Đây gần như là kiến thức đầu đời của trẻ nên bố mẹ, thầy cô cần hướng dẫn từ từ, chậm mà chắc cho từng bé.
Bài viết đã cung cấp bảng chữ cái chuẩn theo Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo và các lưu ý nhỏ dành cho bố mẹ, thầy cô. Mong rằng bài viết sẽ có ích để giúp các con có thêm tài liệu học tập chuẩn xác.